Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 3
Chương 5. Trở thành mẩu gỗ trôi giạt
Phật nói:
Những người theo Đạo nên cư xử như mẩu gỗ trôi giạt theo dòng chảy. Nếu mẩu gỗ không bị bờ sông giữ lại, không bị người vớt lấy, không bị ngáng trở bởi các thần, không bị cuốn vào xoáy nước, bản thân nó không mục ra, ta đảm bảo với các ông là mẩu gỗ này cuối cùng sẽ ra tới đại dương. Nếu các sư bước đi trên đường mà không bị cám dỗ bởi bất kì đam mê nào, không bị dẫn đi lạc lối bởi bất kì ảnh hưởng ác nào, mà kiên trì theo đuổi quá trình của mình tới niết bàn, ta đảm bảo với các ông rằng những sư đó cuối cùng sẽ đạt tới chứng ngộ.
Phật nói:
Đừng dựa vào ý chí riêng của các ông. Ý chí riêng của các ông không đáng tin cậy. Giữ mình chống lại dục vọng, vì nó chắc chắn sẽ dẫn tới con đường của cái ác. Ý chí của các ông sẽ trở thành đáng tin cậy chỉ khi các ông đã đạt tới A la hán.
Con đường của Phật được biết là qua phủ định - con đường của phủ định. Thái độ này, cách tiếp cận này cần phải được hiểu.
Cách tiếp cận của Phật là duy nhất. Tất cả các tôn giáo khác trên thế giới đều là tôn giáo khẳng định, họ có mục tiêu khẳng định - gọi nó là Thượng đế, moksha, giải thoát, cứu rỗi, hiểu cái ngã, nhưng có một mục tiêu cần đạt tới. Và nỗ lực khẳng định là cần có ở phần người tìm kiếm. Chừng nào bạn còn chưa làm những nỗ lực vất vả thì bạn sẽ không đạt tới mục tiêu đó.
Cách tiếp cận của Phật là hoàn toàn khác, đối lập hẳn lại. Ông ấy nói: Ông đã là cái ông muốn trở thành, mục tiêu là ở bên trong ông, nó là bản tính riêng của ông. Ông không đạt tới nó. Nó không trong tương lai, nó không ở đâu đó khác. Nó là ông ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này. Nhưng có vài chướng ngại - những chướng ngại đó cần phải được loại bỏ.
Không phải là bạn phải đạt tới thượng đế - thượng đế là bản tính của bạn - nhưng có vài chướng ngại cần phải loại bỏ. Một khi những chướng ngại này đã được loại bỏ thì bạn là cái bạn bao giờ cũng đi tìm kiếm. Cho dù khi bạn không nhận biết mình là ai, bạn vẫn là Cái đó. Bạn không thể là cái khác hơn Cái đó, bạn không thể là khác được.
Các chướng ngại cần phải bị khử bỏ, loại bỏ. Như vậy chẳng cái gì khác phải thêm vào bạn cả. Tôn giáo khẳng định cố gắng thêm cái gì đó vào bạn: đức hạnh, ngay thẳng, đạo đức, thiền, cầu nguyện. Tôn giáo khẳng định nói bạn đang thiếu cái gì đó; bạn phải tìm kiếm cái bạn đang thiếu. Bạn phải tích luỹ cái gì đó.
Cách tiếp cận phủ định của Phật nói bạn không thiếu cái gì cả. Trong thực tế, bạn đang có quá nhiều thứ không cần thiết. Bạn phải vứt đi cái gì đó.
Nó cũng giống thế này: một người đi vất vả vào rặng Himalayas. Bạn càng bắt đầu lên cao hơn, bạn càng cảm thấy những thứ mình mang theo nặng hơn. Hành lí của bạn sẽ ngày một nặng hơn. Chiều cao càng lớn hành lí của bạn càng trở nên nặng hơn. Bạn sẽ phải vứt mọi thứ đi. Nếu bạn muốn lên tới đỉnh cao nhất, bạn sẽ phải vứt đi tất cả.
Một khi bạn đã vứt đi tất cả, một khi bạn không sở hữu cái gì, một khi bạn đã trở thành số không, cái không, không ai cả, bạn đã đạt tới.
Cái gì đó phải bị xoá bỏ đi, không thêm vào cho bạn. Cái gì đó phải vứt đi, không tích luỹ lại.
Khi Phật đạt tới, ai đó hỏi ông ấy, "Ông đã đạt được cái gì?"
Ông ấy cười phá lên. Ông ấy nói, "Ta chẳng đạt được cái gì cả - bởi vì bất kì cái gì ta đã đạt tới thì bao giờ cũng ở cùng với ta. Ngược lại, ta đã đánh mất đi nhiều thứ. Ta đã đánh mất bản ngã của mình. Ta đã đánh mất ý nghĩ của mình, tâm trí của mình. Ta đã đánh mất tất cả những thứ ta quen cảm thấy ta có. Ta đã đánh mất thân thể mình - ta hay nghĩ ta là thân thể. Ta đã đánh mất tất cả những cái đó. Bây giờ ta tồn tại như cái không thuần khiết. Nhưng đây là thành đạt của ta."
Để tôi giải thích điều đó cho bạn, bởi vì đây chính là điều trung tâm.
Theo cách tiếp cận của Phật, trong bắt đầu vô thuỷ của sự tồn tại chỉ có giấc ngủ tuyệt đối; sự tồn tại trong giấc ngủ say, ngáy, điều người Hindu gọi là sushupti, trạng thái ngủ không mơ. Toàn thể sự tồn tại là giấc ngủ trong sushupti. Không cái gì chuyển động, mọi thứ đều nghỉ ngơi - hoàn toàn nghỉ, tuyệt đối nghỉ, bạn có thể nói nó không tồn tại chút nào.
Khi bạn đi vào trong sushupti mọi đêm, khi giấc mơ dừng lại, bạn đi vào trong cái không nguyên thuỷ đó. Và nếu trong đêm không có vài khoảnh khắc của cái không nguyên thuỷ đó, bạn cảm thấy không được khoẻ lại, bạn cảm thấy không sảng khoái. Nếu cả đêm bạn mơ, xoay người trở mình trên giường, đến sáng bạn còn mệt hơn là lúc bạn lên giường. Bạn không thể tan biến, bạn không thể làm mất bản thân mình.
Nếu bạn đã trong sushupti, trong trạng thái ngủ không mơ, điều đó có nghĩa là bạn đã đi vào trong cái bắt đầu vô thuỷ đó. Tại đó có năng nượng. Tại đó bạn được nghỉ ngơi, phục hồi, tươi mới. Lần nữa lại tràn đầy nhựa sống, tràn đầy cuộc sống và vui vẻ. Điều đó, Phật nói, là cái bắt đầu; nhưng ông ấy gọi nó là cái bắt đầu vô thuỷ. Nó cũng giống như sushupti, nó là cực kì vô ý thức; không có ý thức trong nó. Nó giống như samadhi, chỉ với một điểm khác biệt: trong samadhi người ta hoàn toàn tỉnh thức. Trong sushupti đó, trong giấc ngủ sâu không mơ đó, không có ý thức, thậm chí không có ngọn lửa ý thức nào - đêm tối đen. Nó cũng là trạng thái sat-chit-anand, nhưng trạng thái này là vô ý thức.
Vào buổi sáng khi bạn tỉnh dậy, bạn nói, "Đêm qua tốt thế, mình ngủ rất say. Giấc ngủ tốt thế và đầy phúc lạc." Nhưng điều này bạn nói vào buổi sáng. Khi bạn thực sự trong giấc ngủ đó, bạn không nhận biết; bạn hoàn toàn vô ý thức. Khi bạn tỉnh vào buổi sáng, thế thì bạn nhìn ngược lại và rồi bạn nhận ra: "Ừ đúng, nó tốt thật!"
Khi một người thức tỉnh trong samadhi, người đó nhận ra rằng: "Tất cả mọi kiếp sống của mình trong quá khứ, chúng tất cả đều phúc lạc. Mình đã sống trong một thế giới cực kì vui thích, kì diệu. Mình chưa bao giờ khổ cả." Thế thì người ta nhận ra, nhưng ngay bây giờ bạn không thể nhận ra được - bạn vô ý thức.
Trạng thái nguyên thuỷ là tràn đầy phúc lạc, nhưng không có ai để nhận ra nó. Cây cối vẫn tồn tại trong trạng thái nguyên thuỷ đó; núi non và đại dương và mây và sa mạc, chúng vẫn tồn tại trong ý thức nguyên thuỷ đó. Đấy là trạng thái của vô ý thức.
Điều này Phật gọi là cái không, cái không thuần khiết, bởi vì không có phân biệt, không phân ranh giới. Nó mờ đục: không hình dạng, không tên tuổi. Nó giống như đêm tối.
Thế rồi sự bùng nổ tới. Bây giờ, các nhà khoa học cũng nói về vụ nổ này; họ gọi nó là 'big bang'. Thế thì mọi thứ đều nổ tung. Cái không biến mất và mọi thứ xuất hiện. Điều đó vẫn còn là một giả thuyết, ngay cả với các nhà khoa học, bởi vì không ai có thể quay ngược lại được. Với các nhà khoa học đấy là một giả thuyết, nhiều nhất cũng chỉ là một giả thuyết có thể nhất.
Có nhiều lí thuyết đã được đề đạt, đề xuất, nhưng 'thuyết big bang' là được chấp nhận chung - rằng từ cái không đó mọi sự nổ ra, giống như hạt mầm nổ ra, trở thành cây. Và trong cái cây lại có hàng triệu hạt mầm; và thế rồi chúng lại nổ. Một hạt mầm có thể làm tràn đầy cả trái đất bằng mầu lục. Đây là điều sự bùng nổ nghĩa là gì.
Bạn đã quan sát sự kiện đó chưa? - một bí ẩn thế...một hạt mầm nhỏ, thấy được bằng mắt trần, có thể nổ ra và làm đầy toàn thể trái đất bằng những khu rừng. Không chỉ toàn thể trái đất: tất cả mọi trái đất có thể có trong sự tồn tại. Chỉ một hạt mầm thôi! Và nếu bạn đập hạt mầm đó ra, bạn sẽ thấy gì trong nó? Chỉ cái không, chỉ cái không thuần khiết. Từ cái không này, cái Toàn thể đã tiến hoá ra.
Với các nhà khoa học đấy chỉ là giả thuyết, suy diễn. Với vị phật nó không phải là giả thuyết - nó là kinh nghiệm của ông ấy. Ông ấy đã biết điều này xảy ra bên trong mình. Tôi sẽ cố gắng giải thích điều đó cho bạn, cách người ta đi tới biết cái bắt đầu vô thuỷ này - bởi vì bạn không thể quay lại được, nhưng có cách để đi lên trước. Và, như mọi thứ đi theo vòng tròn, thời gian cũng chuyển theo vòng tròn.
Tại phương Tây, khái niệm về thời gian là tuyến tính, thời gian đi theo đường thẳng, chiều ngang; nó cứ đi mãi và đi mãi. Nhưng ở phương Đông, chúng ta tin vào thời gian vòng tròn. Và khái niệm phương Đông về thời gian gần với thực tại hơn, bởi vì mọi khoảnh khắc đều xoay vòng. Trái đất đi theo vòng tròn, mặt trăng đi theo vòng tròn, các ngôi sao đi theo vòng tròn. Năm đi theo vòng tròn, cuộc sống đi theo vòng tròn: sinh ra, thơ ấu, thanh niên, già lão - lại sinh ra! Điều bạn gọi là cái chết thì lại là sinh ra. Lại thời thơ ấu, lại thời thanh niên... và bánh xe cứ chuyển đi. Và năm cứ xoay vòng xoay vòng mãi: mùa hè tới, rồi mùa mưa, và mùa đông và lại mùa hè.
Mọi thứ đều di chuyển theo vòng tròn! Cho nên tại sao lại phải có ngoại lệ - thời gian? Thời gian cũng đi theo vòng tròn. Người ta không thể đi ngược lại được, nhưng nếu bạn cứ đi lên, tiến lên trước, một ngày nào đó thời gian sẽ bắt đầu đi vào vòng tròn. Bạn đạt tới cái bắt đầu vô thuỷ, hay, bây giờ bạn có thể gọi nó là cái kết thúc vô chung.
Phật đã biết điều đó, đã kinh nghiệm điều đó.
Điều các nhà khoa học gọi là 'big bang' thì tôi gọi là 'cực thích vũ trụ'. Và điều đó với tôi dường như có nghĩa hơn. 'Big bang' có chút ít xấu xí, quá kĩ thuật, không mang tính người. 'Cực thích vũ trụ' - vũ trụ bùng nổ trong cực thích. Hàng triệu dạng được sinh ra từ nó. Và nó là một kinh nghiệm cực kì phúc lạc, cho nên chúng ta gọi nó là 'cực thích vũ trụ'.
Trong cực thích đó ba điều đã phát triển lên. Thứ nhất, vũ trụ; điều chúng ta ở phương Đông gọi là sat. Từ vũ trụ này cuộc sống đã phát triển lên; điều chúng ta gọi là ananda. Và từ cuộc sống đã phát triển tâm trí, điều chúng ta gọi là chit. Sat nghĩa là hiện hữu; ananda nghĩa là mở hội cho sự hiện hữu - khi cái cây tới độ nở hoa, nó mở hội cho sự hiện hữu của nó. Và chit nghĩa là tâm thức - khi bạn đã trở nên ý thức về phúc lạc của mình, về việc mở hội của mình. Ba trạng thái này: sat-chit-anand.
Con người đã đi tới tâm trí. Tảng đá vẫn ở giai đoạn đầu tiên: vũ trụ - chúng tồn tại nhưng chúng không nở hoa, chúng không mở hội; chúng đóng, cuộn vào trong chúng. Một ngày nào đó chúng sẽ bắt đầu chuyển động, một ngày nào đó chúng sẽ mở cánh hoa của mình ra, nhưng ngay bây giờ chúng tự giam hãm bên trong mình, hoàn toàn đóng.
Cây cối, con vật, chúng đã đi sang giai đoạn tiếp: cuộc sống - hạnh phúc thế, đẹp thế, mầu sắc thế. Chim chóc cứ hót, và cây cối cứ nở hoa. Đây là trạng thái thứ hai: cuộc sống. Trạng thái thứ ba, chỉ con người mới đạt tới nó: trạng thái của tâm trí, trạng thái của chit - ý thức.
Phật nói: Ba trạng thái này giống như mơ. Trạng thái thứ nhất, sự bắt đầu vô thuỷ, trạng thái nguyên thuỷ, là giống như giấc ngủ - sushupti. Ba trạng thái này giống như mơ; ba trạng thái này giống như vở kịch cứ mở ra mãi. Nếu bạn vượt ra ngoài tâm trí, nếu bạn bắt đầu đi hướng tới thiền, đó là hướng tới vô trí, lần nữa sự bùng nổ khác lại xảy ra, nhưng bây giờ nó không còn là việc nổ ra nữa - nó là việc nổ vào. Cũng như một ngày nào đó việc nổ ra đã xảy ra và hàng triệu thứ được sinh ra từ cái không, thì khi việc nổ vào xảy ra, các hình dạng, tên tuổi biến mất - lại cái không được sinh ra từ nó. Vòng tròn được hoàn chỉnh.
Các nhà khoa học chỉ nói về nổ ra, họ chưa nói về nổ vào - điều rất phi logic. Bởi vì nếu nổ ra là có thể, thì nổ vào cũng là có thể.
Một hạt mầm được ném vào đất. Nó nổ ra. Cây được sinh ra, thế rồi trên cây đó hạt mầm lại được sinh ra. Hạt mầm bây giờ là cái gì? Khi hạt mầm nổ ra, nó là cây. Khi cây nổ vào, nó lại là hạt mầm. Hạt mầm đã mang cái cây; nó tự mở mình ra và trở thành cây. Bây giờ cây đóng nó lại, lui vào hang, trở thành hạt mầm nhỏ.
Nếu việc nổ ra đã xảy ra trong thế giới này, như các nhà khoa học bây giờ tin, thế thì ý tưởng của Phật về nổ vào cũng là một thực tại. Nổ ra không thể tồn nếu không có nổ vào. Chúng cả hai đều đi cùng nhau. Nổ vào nghĩa là lần nữa tâm trí đi vào trong cuộc sống, cuộc sống đi vào trong vũ trụ, vũ trụ đi vào trong cái không - thế thì vòng tròn đầy đủ. Cái không đi vào trong vũ trụ, vũ trụ đi vào trong cuộc sống, cuộc sống đi vào trong tâm trí, tâm trí lại đi vào trong cuộc sống, cuộc sống lại đi vào trong vũ trụ, vũ trụ lại đi vào trong cái không...vòng tròn là đầy đủ.
Sau nổ vào, khi điều đó đã xảy ra, khi mọi thứ lại đi tới cái không, bây giờ có khác biệt. Cái không thứ nhất là vô ý thức; cái không thứ hai này là có ý thức. Cái không thứ nhất giống như bóng tối; cái không thứ hai giống như ánh sáng. Cái không thứ nhất giống như đêm; cái không thứ hai giống như ngày. Cái không thứ nhất chúng ta gọi là sushupti; cái không thứ hai chúng ta sẽ gọi là jagriti - nhận biết, thức tỉnh đầy đủ.
Đây là toàn thể vòng tròn. Cái không thứ nhất các nhà khoa học gọi là 'thuyết big bang' bởi vì có nhiều bùng nổ thế và nhiều tiếng động thế. Nó là vụ nổ lớn. Chỉ một khoảnh khắc trước mọi sự còn im lặng, không có tiếng động, không âm thanh, và sau một khoảnh khắc, khi sự tồn tại nổ ra, có nhiều âm thanh thế và nhiều tiếng động thế. Tất cả mọi loại tiếng động đều bắt đầu.
Điều gì xảy ra khi nổ ra biến mất vào trong nổ vào? Âm thanh vô âm. Bây giờ không còn tiếng động nào nữa. Mọi thứ lại im lặng. Đây là điều thiền gọi là tiếng vỗ tay của một bàn tay. Đây là điều người Hindu đã gọi là anahatnad, omkar - âm thanh vô âm.
Cái không đầu tiên người Hindu đã gọi là nadavisphot - big bang, âm thanh bùng nổ ra. Và cái không thứ hai lại có khi âm thanh đi vào trong im lặng; câu chuyện hoàn tất. Khoa học vẫn còn níu bám vào một nửa câu chuyện; nửa kia bị thiếu. Và cái một, cái quan sát toàn bộ vở kịch này - từ sushupti, đêm tối của linh hồn, tới giấc mơ, và từ giấc mơ tới nhận biết - cái một đang quan sát tất cả điều đó là nhân chứng: trạng thái thứ tư chúng ta gọi là turiya - cái một đó mà được bạn biết tới, bạn trở thành vị phật; cái một đó mà được bạn biết tới, được bạn kinh nghiệm, bạn trở thành A la hán - bạn đã đạt tới.
Nhưng toàn bộ vấn đề cần được hiểu là thế này: rằng tất cả mọi lúc, khi bạn ngủ hay mơ hay tỉnh, bạn đều là Cái đó. Đôi khi không nhận biết, đôi khi nhận biết - đó là khác biệt duy nhất - nhưng bản tính của bạn vẫn là một.
T.S. Eliot đã viết vài dòng hay:
Chúng ta sẽ không dừng việc thám hiểm
Và cái kết thúc của mọi thám hiểm của chúng ta
sẽ là đi tới nơi chúng ta đã bắt đầu
và biết tới chỗ đó lần đầu tiên.
Qua cái không biết, cánh cửa được ghi nhớ
Khi điều cuối cùng của trái đất bị bỏ lại để khám phá
Lại chính là cái bắt đầu;
Tại cội nguồn của con sông dài nhất có
tiếng nói của thác đổ ẩn kín
và trẻ con trên cây táo
chẳng được biết tới, bởi vì không được tìm kiếm
nhưng vẫn nghe thấy được, nghe nửa chừng, trong tĩnh lặng
giữa hai con sóng của biển cả.
nhanh chóng bây giờ, ở đây, bây giờ, bao giờ cũng thế-
điều kiện đơn giản đầy đủ
có giá không kém hơn mọi thứ...
Điều kiện về tính đơn giản đầy đủ - đơn giản cực kì - có giá không kém hơn mọi thứ.... Đây là ý nghĩa của việc từ bỏ của Phật, con đường của ông ấy qua phủ định. Bạn phải đi tới điểm mà từ đó bạn đã bắt đầu. Bạn phải biết cái bạn đã là. Bạn phải đạt tới cái đã đạt tới rồi. Bạn phải đạt tới cái mà, trong bản chất của mọi vật, không thể nào bị mất; không có cách nào đánh mất sự tiếp xúc với nó. Nhiều nhất chúng ta có thể trở nên vô ý thức về nó.
Tôn giáo có nghĩa là trở nên có ý thức về cái chúng ta đang là. Đấy không phải là việc tìm kiếm cái gì đó mới; đấy chỉ là nỗ lực để biết cái bao giờ cũng có đấy, cái vĩnh hằng. Từ cái bắt đầu vô thuỷ tới cái kết thúc vô chung nó bao giờ cũng có đó.
Bởi vì con đường này là phủ định, nên có vài khó khăn về nó. Rất khó bị hấp dẫn về Phật giáo, bởi vì thông thường tâm trí muốn cái gì đó có thực để níu bám lấy, tâm trí muốn cái gì đó để đạt tới - còn Phật lại nói chẳng có gì để đạt tới cả, thay vì thế, ngược lại, bạn phải mất đi cái gì đó. Riêng ý tưởng về việc mất đi cái gì đó đã là rất không hấp dẫn rồi, bởi vì toàn bộ khái niệm của chúng ta là về việc có nhiều hơn nhiều hơn nữa. Còn Phật nói việc có là vấn đề. Bạn càng có nhiều, bạn càng ít hiện hữu; bởi vì bạn càng có nhiều bạn càng ít khả năng nhận ra mình - bạn bị lạc.
Cái trống rỗng của bạn, không gian của bạn bị bao phủ bởi quá nhiều thứ. Người giầu là rất nghèo - nghèo bởi vì người đó không có không gian nào còn lại, nghèo bởi vì mọi thứ đều bị xâm chiếm, nghèo bởi vì người đó không biết cái trống rỗng nào trong bản thể mình. Và qua cái trống rỗng bạn có thoáng nhìn về cái nguyên thuỷ và cái tối thượng - và chúng cả hai là một.
Rất khó bị hấp dẫn về Phật giáo. Chỉ rất, rất hiếm người với phẩm chất thông minh vô cùng mới có thể bị hấp dẫn về nó. Nó không thể trở thành tôn giáo của quần chúng được. Và khi nó trở thành tôn giáo của quần chúng, nó chỉ trở thành thế khi nó mất đi tất cả mọi cái nguyên bản của nó, khi nó thoả hiệp với quần chúng.
Tại Ấn Độ Phật giáo đã biến mất, bởi vì những tín đồ của Phật cứ khăng khăng vào sự thuần khiết của nó. Có những người nghĩ rằng chính bởi vì các triết gia Hindu và các nhà huyền môn Hindu đã bác bẻ Phật, đó là lí do tại sao Phật giáo lại biến mất khỏi Ấn Độ - điều đó là sai. Nó không thể nào bị bác bẻ. Không ai đã bao giờ bác bẻ được nó. Không có khả năng nào bác bẻ nó, bởi vì ngay chỗ đầu tiên nó không dựa trên logic.
Nếu cái gì đó dựa trên logic, bạn có thể phá huỷ nó bằng logic. Nếu cái gì đó dựa trên bằng chứng logic, bạn có thể bác bẻ nó. Phật giáo không dựa trên logic chút nào. Nó dựa trên kinh nghiệm - bạn không thể nào bác bẻ được nó. Nó mang tính rất tồn tại. Nó không tin vào bất kì cái gì siêu hình - làm sao bạn có thể bác bẻ được nó? Và nó chẳng bao giờ khẳng định cái gì về bất kì khái niệm nào. Nó chỉ mô tả kinh nghiệm bên trong nhất. Nó không có triết lí cho nên các triết gia không thể nào bác bẻ nó được.
Nhưng điều này là đúng, rằng Phật giáo đã biến mất khỏi Ấn Độ. Nguyên nhân của biến mất này, nguyên nhân cơ bản là: Phật và các tín đồ của ông ấy cứ nhất định đòi giữ tính thuần khiết của nó. Chính sự khăng khăng này về tính thuần khiết của nó đã trở thành lỗ hổng không thể vượt qua nổi. Quần chúng không thể nào hiểu nổi nó - chỉ rất hiếm người, những người rất, rất có văn hoá, thông minh, mang dòng dõi quí tộc, vài người, vài người được chọn mới có khả năng hiểu nó, điều Phật ngụ ý. Và những người hiểu nó, trong chính việc hiểu của mình, họ được biến đổi. Nhưng với quần chúng điều đó là vô nghĩa. Nó mất sức bám vào quần chúng.
Tại Trung Quốc nó đã thành công. Tại Tây Tạng, tại Ceylon, tại Miama, tại Thái Lan, tại Nhật Bản, nó đã thành công - bởi vì các nhà truyền Phật giáo, những người đi khỏi Ấn Độ, khi thấy điều đã xảy ra ở Ấn Độ, đã trở nên rất thoả hiệp, họ đã thoả hiệp. Họ bắt đầu nói theo ngôn ngữ khẳng định. Họ bắt đầu nói về thành đạt, phúc lạc, cõi trời - từ cửa sau họ đã đem lại mọi thứ mà Phật đã phủ định.
Lần nữa quần chúng lại sung sướng. Toàn thể Trung Quốc, toàn thể châu Á đều được chuyển sang Phật giáo - trừ Ấn Độ. Tại Ấn Độ họ đã cố gắng chỉ giữ thuần khiết, không có bất kì thoả hiệp nào; điều đó là không thể được. Tại Trung Quốc, Phật giáo đã trở thành tôn giáo của quần chúng, nhưng thế thì nó làm mất đi chân lí của nó.
Để tôi kể cho các bạn một giai thoại:
Một con quỉ non đã được phái lên trái đất để xem xét xung quanh và xem mọi sự diễn tiến ra sao. Nó nhanh chóng trở về địa ngục, khiếp hãi, và xin tiếp kiến với Beelzebub, đích thân chúa quỉ.
"Thưa ngài," nó lắp bắp, "điều gì đó khủng khiếp đã xảy ra! Có một người có râu đang đi khắp trái đất, nói về Chân lí, và mọi người bắt đầu nghe ông ta. Phải làm ngay điều gì đó đi."
Beelzebub mỉm cười hài lòng, hút cái tẩu của mình mà chẳng bình luận gì.
"Thưa ngài! Ngài không nhận ra sự nghiêm trọng của tình huống này sao" con quỉ non mất trí tiếp tục nói. "Ngay đây thôi mọi sự sẽ mất hết!"
Beelzebub từ từ bỏ tẩu ra, gõ tẩu vào cái gạt tàn, và ngồi lại vào trong ghế quay, tay bó sau đầu.
"Đừng lo, con," nó chỉ bảo. "Chúng ta sẽ để cho điều đó diễn ra lâu thêm chút nữa rồi, khi điều đó tiến đủ xa thì chúng ta sẽ bước vào và giúp họ tổ chức lại!"
Và một khi tôn giáo được tổ chức lại, nó chết - bởi vì bạn có thể tổ chức một tôn giáo chỉ khi bạn thoả hiệp với quần chúng. Bạn có thể tổ chức ra tôn giáo chỉ khi bạn tuân theo ham muốn của quần chúng thông thường. Bạn có thể tổ chức ra tôn giáo chỉ khi bạn sẵn sàng làm nó thành chính trị và bạn sẵn sàng đánh mất tính tôn giáo của nó.
Tôn giáo có thể được tổ chức chỉ khi nó không còn là tôn giáo nữa. Điều đó nói lên rằng: tôn giáo không thể được tổ chức như tôn giáo. Được tổ chức lại nó không còn là tôn giáo nữa. Tôn giáo về cơ bản vẫn còn không được tổ chức, vẫn còn chút ít hỗn loạn, vẫn còn chút ít mất trật tự - bởi vì tôn giáo là tự do.
Bây giờ đến lời kinh:
Phật nói:
Những người theo Đạo nên cư xử như mẩu gỗ trôi giạt theo dòng chảy. Nếu mẩu gỗ không bị bờ sông giữ lại, không bị người vớt lấy, không bị ngáng trở bởi các thần, không bị cuốn vào xoáy nước, bản thân nó không mục ra, ta đảm bảo với các ông là mẩu gỗ này cuối cùng sẽ ra tới đại dương.
Một lời kinh rất có ý nghĩa. Điều thứ nhất Phật nói: Buông xuôi! Điều cơ sở nhất là: buông xuôi theo thực tại. Bạn càng tranh đấu, bạn càng xung đột với nó, bạn sẽ càng tạo ra chướng ngại. Bạn càng tranh đấu với thực tại, bạn sẽ càng là người thua. Tất nhiên, qua tranh đấu bạn có thể đạt tới bản ngã, bạn có thể trở thành một bản ngã rất mạnh, nhưng bản ngã của bạn sẽ là cản trở.
Phật nói:
Những người theo Đạo nên cư xử như mẩu gỗ trôi giạt theo dòng chảy.
Họ phải hoàn toàn buông xuôi theo dòng sông cuộc sống, hoàn toàn buông xuôi theo dòng sông của sự tồn tại. Trong buông xuôi sâu sắc, bản ngã biến mất. Và khi bản ngã không có đó, lần đầu tiên bạn trở nên nhận biết về cái bao giờ cũng có đó.
Bản ngã vận hành như tấm khăn bịt mắt bạn. Bản ngã giữ bạn mù quáng; nó không cho phép bạn thấy chân lí. Nó tạo ra quá nhiều khói và lửa có khuynh hướng bị mất đi trong khói. Bản ngã giống như quá nhiều mây đen quanh mặt trời - mặt trời mất tăm. Không phải là mây có thể phá huỷ được mặt trời, nhưng chúng có thể che khuất mặt trời.
Những người theo Đạo nên cư xử như mẩu gỗ...
... họ nên trở thành mẩu gỗ trôi giạt. Bạn có quan sát mẩu gỗ trôi theo dòng sông không? - không ý tưởng gì của riêng mình, thậm chí không cố gắng đạt tới đâu cả, thậm chí không biết dòng sông này đi đâu. Nếu sông đi về phương bắc, mẩu gỗ đi về phương bắc. Nếu sông đi về phương nam, mẩu gỗ đi về phương nam. Mẩu gỗ hoàn toàn hài hoà với dòng sông. Việc hài hoà với dòng sông này là điều buông xuôi tất cả là gì.
Nhưng ý tưởng về việc trở thành mẩu gỗ trôi giạt lại không hấp dẫn. Mọi người tới tôi và họ nói: "Xin giúp chúng tôi, Osho, để có sức mạnh ý chí hơn nữa. Xin giúp chúng tôi để trở nên tự tin hơn. Sao chúng tôi bỏ lỡ sức mạnh ý chí? Làm sao chúng tôi có ý chí mạnh hơn?"
Mọi người - nếu bạn quan sát bên trong mình, bạn sẽ thấy cùng ham muốn đó ẩn kín ở kia: làm sao có sức mạnh ý chí hơn. Mọi người đều muốn trở thành toàn năng, toàn trí, toàn diện; mọi người đều muốn trở thành quyền lực. Ai đó muốn trở thành có quyền lực qua việc có nhiều tiền hơn; tất nhiên, tiền đem tới quyền lực. Ai đó muốn có quyền lực qua việc trở thành thủ tướng hay tổng thống một nước; tất nhiên, chính trị đem tới quyền lực. Ai đó muốn trở thành có quyền lực bằng việc trở nên mang đức hạnh, bởi vì đức hạnh đem lại sự kính trọng. Ai đó muốn trở thành có quyền lực bằng việc trở nên mang tính tôn giáo, bởi vì tôn giáo cho bạn hào quang của quyền lực, của quyền lực thiêng liêng. Ai đó muốn có được quyền lực bằng việc trở nên hiểu biết nhiều hơn; tri thức là quyền lực. Nhưng dường như là mọi người đều muốn quyền lực; điều này dường như là ham muốn thông thường của tâm trí con người.
Còn Phật nói: Trở thành mẩu gỗ trôi giạt. Ông ấy ngụ ý gì? Ông ấy muốn truyền đạt điều gì? Ông ấy đang nói: Vứt bỏ cái ý tưởng trở nên có quyền lực này đi. Đó là cản trở của bạn. Đó là lí do tại sao bạn đã trở thành không có quyền lực - chính ý tưởng rằng "Mình phải trở nên có quyền lực" chẳng chứng tỏ cái gì ngoài việc không có quyền lực của bạn. Mọi người không có quyền lực đều muốn trở thành toàn năng; họ muốn có mọi quyền năng trong tay mình - nhưng tại sao? Bản ngã là ốm yếu, hoang tưởng tự đại.
Phật nói: Trở thành mẩu gỗ trôi giạt - không quyền lực, không tự lo liệu. Quan sát mẩu gỗ trôi theo dòng nước: không tự lo liệu thế, không vật lộn, không xung đột, chỉ hợp tác. Trong thực tế, nói 'hợp tác' cũng không phải. Mẩu gỗ trôi giạt không có đó theo bất kì nghĩa bản ngã nào, cho nên chẳng có ích gì mà nói nó hợp tác. Nó không xung đột, nó không có việc hợp tác. Nó đơn giản không có đó. Chỉ dòng sông là có đó. Mẩu gỗ hoàn toàn buông xuôi.
Đây là cách đệ tử phải hiện hữu. Và khi ai đó trở nên buông xuôi nhiều như thế, Phật nói người đó đã trở thành một srotapanna - dự lưu. 'Srotapanna' nghĩa là người đã đi vào dòng, nhập lưu.
Tại phương Đông, khái niệm về buông xuôi đã được phát triển rất kĩ lưỡng, rất chi tiết. Nhưng ví dụ này về mẩu gỗ trôi giạt thì gần hoàn hảo; bạn không thể cải tiến thêm được nữa. Đôi khi, ngồi cạnh dòng sông, quan sát mẩu gỗ trôi xuôi. Thấy mẩu gỗ trôi giạt an bình làm sao, thảnh thơi làm sao, tin cậy làm sao. Không hoài nghi. Nếu dòng sông đi về phương Nam, thì việc đi về phương Nam phải là tốt. Không ham muốn riêng của nó, không mục tiêu riêng tư - "mục tiêu của dòng sông là mục tiêu của tôi." Dòng sông đã sắp đi ra đại dương. Dòng sông đang sắp tan biến vào cái vô hạn bao la của đại dương. Nếu bạn có thể buông xuôi theo nó, điều đó sẽ là đủ.
Tới thầy và buông xuôi theo thầy không là gì ngoài đi vào dòng, nhập lưu. Thầy là người đã buông xuôi theo dòng sông của sự tồn tại. Với bạn thì khó thấy được dòng sông của sự tồn tại, nó là rất vô hình. Nó không mang tính vật chất, nó là rất không vật chất. Khó mà giữ nó trong tay bạn, nhưng khi bạn đứng bên cạnh vị phật, ít nhất bạn cũng có thể nắm lấy bàn tay phật.
Và ông ấy đã trở thành mẩu gỗ trôi giạt. Ông ấy đang nổi trên dòng sông. Bạn không thể thấy được dòng sông ngay bây giờ; bạn chưa có tâm thức tinh luyện nhiều thế. Mắt bạn còn chưa sẵn sàng để thấy dòng sông đó. Nhưng bạn có thể thấy Phật, bạn có thể cầm tay ông ấy. Bạn có thể thấy Christ, bạn có thể cầm tay ông ấy.
Phật đã buông xuôi theo dòng sông vô hạn của cuộc sống - ít nhất bạn cũng có thể dũng cảm và buông xuôi theo Phật. Bởi buông xuôi theo Phật bạn sẽ buông xuôi theo dòng sông mà Phật đã buông xuôi theo. Thầy chỉ là lối đi giữa đường, là lối cổng.
Đó là lí do tại sao Jesus cứ nói đi nói lại mãi "Ta là lối cổng." Tương truyền Jesus đã nói: "Không ai đạt tới chừng nào người đó chưa đi qua ta." Người Ki tô giáo đã diễn giải sai điều đó. Họ nghĩ không ai đạt tới được Thượng đế chừng nào người ta không theo Christ. Đấy không phải là ý nghĩa. Khi Jesus nói: "Không ai đạt tới chừng nào người đó chưa đi qua ta," ông ấy đang nói, "Chừng nào người đó chưa đi qua một người đã đạt tới." Ông ấy không nói về Jesus con của Mary và Joseph; ông ấy đang nói về Christ - không về Jesus. Ông ấy đang nói về trạng thái của tâm thức.
'Christ' là tên của trạng thái tâm thức. 'Phật' cũng là cái tên cho trạng thái tâm thức. Khi ai đó chứng ngộ, người đó không còn nữa - người đó chỉ là lối cổng. Nếu bạn buông xuôi theo người đó, bạn sẽ có khả năng buông xuôi theo cách vòng tròn, theo cách gián tiếp, vào dòng chảy của bản thân cuộc sống.
Trở thành đệ tử nghĩa là sẵn sàng nổi với thầy. Và nếu bạn có thể nổi với một người, với thầy, bạn sẽ bắt đầu tận hưởng, bạn sẽ bắt đầu mở hội - bởi vì mọi lo âu sẽ tan biến, mọi phiền não sẽ tan biến. Và thế thì bạn sẽ sẵn sàng buông xuôi toàn bộ.
Trước hết cần chút ít nếm trải. Nếm trải đó tới thông qua thầy - nếm trải đạo, nếm trải pháp, nếm trải con đường.
Những người theo Đạo nên cư xử như mẩu gỗ trôi giạt theo dòng chảy. Nếu mẩu gỗ không bị bờ sông giữ lại...
Bây giờ, Phật nói, đôi điều cần phải ghi nhớ lấy. Bạn nên buông xuôi, buông xuôi nên toàn bộ, nhưng có vài chướng ngại phải liên tục được quan sát.
Nếu mẩu gỗ không bị bờ sông giữ lại, không bị người vớt lấy, không bị ngáng trở bởi các thần, không bị cuốn vào xoáy nước, bản thân nó không mục ra, ta đảm bảo với các ông là mẩu gỗ này cuối cùng sẽ ra tới đại dương.
Bây giờ, bạn có thể bắt đầu níu bám thầy. Thay vì buông xuôi bạn có thể bắt đầu níu bám - và cả hai điều này có vẻ giống nhau, nhưng khác biệt lại bao la. Níu bám thầy không phải là buông xuôi theo thầy. Níu bám thầy nghĩa là bạn vẫn níu bám bản ngã của mình, bởi vì tất cả mọi việc níu bám đều là của bản ngã.
Níu bám là của bản ngã. Cái bạn níu bám là phi vật chất. Nếu bạn níu bám thế thì bạn đang cố gắng cứu lấy mình. Tôi quan sát điều đó. Nếu tôi nói với ai đó 'làm điều này', nếu điều đó hợp với ham muốn của người đó thì người đó nói, "Osho ơi, tôi buông xuôi theo thầy. Bất kì điều gì thầy nói tôi đều sẽ làm." Còn nếu điều đó không hợp theo ham muốn của người đó, thì người đó chẳng hề nói, "Tôi buông xuôi theo thầy." Thế thì người đó nói, "Điều đó khó lắm." Và thế rồi người đó đưa ra cả nghìn lẻ một lí do tại sao người đó không thể làm được điều đó. Bây giờ người đó đang chơi trò chơi với chính mình.
Bạn không thể lừa tôi được; bạn chỉ cứ tự lừa mình thôi. Khi điều đó khớp với ham muốn của bạn, bạn nói, "Tôi buông xuôi theo thầy - bất kì điều gì thầy nói." Khi điều đó không khớp với ham muốn của bạn, bạn quên hoàn toàn việc buông xuôi. Nhưng câu hỏi thực chỉ nảy sinh khi điều đó không khớp với ham muốn của bạn. Nếu bạn có thể nói có thì thế nữa khi tâm trí thông thường của bạn cứ nói không, thế thì không có níu bám, thế thì đấy là buông xuôi thật. Bằng không, bạn có thể trốn đằng sau thầy - và bản thân việc trốn đó có thể trở thành bảo vệ, an toàn.
Thầy là nguy hiểm. Thầy được nhân cách hoá theo kiểu bất an. Thầy là cuộc phiêu lưu.
Ta có thể đảm bảo với các ông là mẩu gỗ này cuối cùng sẽ ra tới đại dương - chỉ nếu nó không bị bờ sông giữ lại, không bị người vớt lấy, không bị ngáng trở bởi các thần.
Phật không tin vào bất kì thần nào. Ông ấy nói những người tin vào thần chỉ bị ngăn cản bởi ý tưởng của họ; chính ý tưởng của họ về Thượng đế trở thành chướng ngại cho họ. Như ai đó bị ngáng trở bởi giáo điều triết lí, bởi lời, bởi lí thuyết....
Chẳng hạn một phụ nữ trẻ mới hai ba ngày trước đây tới và cô ấy nói với tôi, "Tôi yêu thầy, Osho, nhưng tôi là đệ tử của Christ. Thầy đã giúp đỡ tôi vô cùng. Thầy đã làm mạnh cho tôn giáo của tôi: bất kì điều gì tôi vẫn hằng tin, bây giờ tôi còn tin sâu sắc hơn. Thầy đã giúp tôi vô cùng. Tôi phải tới để nói với thầy lời cám ơn."
Bây giờ, tôi không ở đây để làm mạnh cho tôn giáo của bạn. Tôi không ở đây để hoàn thành triết lí của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng tôi đang làm mạnh cho tôn giáo của bạn, thế thì bạn phải nghe cái gì đó khác với điều tôi nói rồi.
Vâng, tôi có thể đem bạn lại gần với Christ, nhưng cách duy nhất là nếu bạn đi qua tôi - không có cách khác. Nếu bạn nghĩ bạn đã biết Christ, nếu bạn nghĩ rằng Christ của bạn là Christ đúng, thì Christ sẽ trở thành rào chắn. Làm sao bạn có thể diễn giải được Christ? Hai nghìn năm đã qua, hai nghìn năm diễn giải sai đang có đấy; hàng nghìn chuyên luận, hàng nghìn diễn giải - làm sao bạn có thể diễn giải được Christ bây giờ? Những diễn giải đó sẽ chẳng bao giờ cho phép bạn.
Người Tin lành có ý tưởng khác về Christ; người Cơ đốc giáo lại có ý tưởng khác về Christ; người Mô ha mét giáo có ý tưởng hoàn toàn khác về Christ. Từ đâu bạn sẽ có ý tưởng của mình? Những ý tưởng đó sẽ là từ quá khứ. Bạn sẽ không đạt tới Christ - bởi vì Christ không phải là người đã xảy ra hai nghìn năm trước. Christ là trạng thái của tâm thức bao giờ cũng có sẵn cho những người thực sự muốn tìm kiếm.
Tôi nói với bạn: Tâm thức của tôi là trạng thái của Christ. Nếu bạn nghe tôi và bạn vẫn nghĩ rằng tôi hoàn thành cho ý tưởng của bạn về Christ, bạn bỏ lỡ tôi rồi. Nếu bạn đã hiểu điều tôi nói, bạn sẽ có khả năng thấy Christ trong tôi - ngay lập tức. Christ sẽ trở thành sự hiện diện - ở đây bây giờ. Điều đó chẳng liên quan gì tới Christ người đã xảy ra hai nghìn năm trước đây. Đó đã là một con người, Jesus, đi tới trạng thái của tính Christ. Tại đây lại là một con người khác đã đi tới cùng trạng thái đó.
Bây giờ, bạn tới và nghe tôi và bạn nghĩ tôi ở đây để hoàn thành ý tưởng của bạn về Christ sao? Ý tưởng của bạn nhất định là ý tưởng của bạn. Nó không thể lớn hơn bạn, nó không thể cao hơn bạn. Nó sẽ ngu xuẩn như bạn vậy. Nó sẽ xuẩn ngốc như bạn vậy. Nó sẽ đờ đẫn và ngu si như bạn vậy. Nó sẽ dốt nát như bạn vậy. Tất nhiên ý tưởng của bạn nhất định là ý tưởng của bạn.
Tôi không ở đây để hoàn thành các ý tưởng của bạn. Tôi không giúp bạn trở thành người Ki tô giáo tốt hơn, người Hindu tốt hơn và người Mô ha mét giáo tốt hơn. Tôi đang cố gắng vứt bỏ đi mọi chướng ngại trên con đường của bạn để cho bạn có thể trở thành cái bạn đang là. Nếu bạn có thể nở hoa thành tính toàn bộ của bạn, thì bạn sẽ là một Christ, bạn sẽ là một Phật.
Nhưng chướng ngại có đó, Phật nói. Đôi khi là đôi bờ. Đôi khi là người xung quanh bạn. Đôi khi là thần, triết lí, thượng đế học. Đôi khi là cái xoáy riêng của tâm trí bạn. Và đôi khi bản thân bạn có thể suy đồi.
Nếu bạn không tỉnh táo và thông minh, thì bạn đang suy đồi rồi, bạn đã chết rồi. Mọi ngày trí thông minh của chúng ta đều trở nên ngày một đờ đẫn hơn. Quan sát đứa trẻ: thông minh làm sao! tươi tắn làm sao! Và quan sát ông già: đờ đẫn làm sao, cứng nhắc, chết! Mọi khoảnh khắc thông minh đều đang tụt dần đi, cuộc sống tuột ra khỏi tay bạn.
Cho nên Phật nói những điều này phải được ghi nhớ lấy. Nếu những điều này được ghi nhớ lấy, và bạn không bị cái gì bắt giữ, chỉ buông xuôi theo dòng nước và dòng nước sẽ đưa bạn ra đại dương.
Nếu các sư bước đi trên đường mà không bị cám dỗ bởi bất kì đam mê nào, không bị dẫn đi lạc lối bởi bất kì ảnh hưởng ác nào, mà kiên trì theo đuổi quá trình của mình tới niết bàn, ta đảm bảo với các ông rằng những sư đó cuối cùng sẽ đạt tới chứng ngộ.
Nếu các sư bước đi trên đường mà không bị cám dỗ bởi bất kì đam mê nào... bởi vì đam mê là của thân thể, đam mê là của giác quan. Chúng rất ngu xuẩn!
Mọi người tới tôi và họ nói, "Phải làm gì đây, Osho? Tôi ăn quá nhiều, tôi cứ tọng mọi thứ vào mình - tôi không thể dừng lại được! Cả ngày tôi chỉ nghĩ tới thức ăn." Bây giờ người nói điều này đơn giản nói rằng người đó đã đánh mất mọi thông minh. Thức ăn là cần thiết, nhưng thức ăn không phải là mục tiêu. Bạn cần thức ăn để tồn tại, nhưng có nhiều người tồn tại chỉ để ăn nhiều hơn nhiều hơn và nhiều hơn nữa.
Ai đó liên tục bị ám ảnh bởi dục. Chẳng có gì sai với dục, nhưng ám ảnh thì bao giờ cũng sai. Bạn bị ám ảnh với cái gì không thành vấn đề - cứ ám ảnh là sai, bởi vì thế thì nó bắt đầu làm khô kiệt năng lượng của bạn. Thế thì bạn liên tục đi vào cơn xoáy lốc của việc làm riêng của mình, và bạn cứ xoay lòng vòng lòng vòng, và bạn làm phí hoài năng lượng của mình.
Rồi một ngày bỗng nhiên bạn thấy cái chết đã tới và bạn vẫn chưa sống được chút nào cả, bạn thậm chí còn chưa biết cuộc sống là gì. Bạn đã sống ấy vậy mà bạn lại không biết cuộc sống là gì. Bạn đã ở đây ấy vậy mà bạn lại không biết mình là ai. Lãng phí làm sao! Và một cách sống bất kính làm sao! Tôi gọi điều đó là báng bổ Thượng đế.
Ăn là tốt, yêu là tốt, nhưng nếu bạn ăn hai mươi tư tiếng một ngày thì bạn điên. Có cân bằng. Khi cân bằng bị mất, bạn rơi xuống dưới chuẩn con người.
Nếu các sư bước đi trên đường mà không bị cám dỗ bởi bất kì đam mê nào...
Cám dỗ có đó - và điều đó sẽ là lớn hơn khi bạn bắt đầu bước đi trên đường. Thông thường thì điều đó có thể không như vậy, nhưng khi bạn bắt đầu bước đi trên đường, thân thể sẽ tranh đấu. Đấy là cách sự việc xảy ra.
Những người đã tới thiền ở đây, họ chưa hề nhận biết rằng họ đã bị ám ảnh với thức ăn. Đang thiền, bỗng nhiên một hôm một ám ảnh lớn nảy sinh về thức ăn. Họ liên tục cảm thấy đói; họ ngạc nhiên bởi vì chưa bao giờ như thế cả. Điều gì đã xảy ra? Vì thiền sao? Vâng, điều đó xảy ra vì thiền, bởi vì khi bạn đi vào thiền thì thân thể bắt đầu cảm thấy bạn đang đi xa, bạn đang xa rời. Thân thể bắt đầu cám dỗ bạn. Thân thể sẽ không cho phép bạn trở thành người chủ.
Thân thể vẫn là người chủ trong nhiều, nhiều kiếp sống; bạn đã là nô lệ. Bây giờ, bỗng nhiên bạn lại cố gắng thay đổi toàn bộ trạng thái: bạn đang cố gắng làm nô lệ thành chủ, và chủ thành nô lệ. Bạn đang cố gắng đứng lên trên đầu - với thân thể điều đó có vẻ đích xác giống thế, rằng bạn đang lộn ngược mọi thứ. Thân thể nổi dậy, thân thể tranh đấu, thân thể kháng cự. Thân thể nói, "Ta sẽ không cho phép mi dễ dàng thế đâu."
Tâm trí bắt đầu tranh đấu! Khi thân thể bắt đầu tranh đấu bạn sẽ cảm thấy ám ảnh lớn về thức ăn nảy sinh trong bạn. Và khi tâm trí bắt đầu tranh đấu, bạn sẽ cảm thấy ám ảnh lớn về dục nảy sinh trong bạn. Dục và thức ăn, hai thứ này đang thành vấn đề. Đây là hai đam mê cơ sở.
Thân thể sống bằng thức ăn. Khi bạn bắt đầu đi vào trong thiền, thân thể muốn nhiều thức ăn hơn để trở nên mạnh hơn để cho nó có thể tranh đấu với bạn nhiều hơn. Thân thể muốn tất cả sức mạnh bây giờ, để cho nó có thể kháng cự lại sự xâm lấn đã tới với nó. Nỗ lực mà bạn đang tiến hành để chinh phục nó, để trở thành người chủ của nó, phải bị phá huỷ. Thân thể cần mọi năng lượng có thể có. Thân thể trở nên điên trong ăn.
Thân thể tồn tại bởi vì thức ăn, và khi sự tồn tại lâm nguy, thân thể bắt đầu ăn một cách điên khùng. Tâm trí tồn tại qua dục. Tại sao tâm trí lại tồn tại qua dục? Bởi vì tâm trí tồn tại bằng cách phóng chiếu vào tương lai; tâm trí là sự phóng chiếu vào tương lai. Để tôi giải thích điều đó cho bạn.
Bạn là sự phóng chiếu của bản năng dục của bố mẹ bạn. Con bạn sẽ là sự phóng chiếu của bạn vào tương lai. Nếu bạn không ăn thì bạn sẽ chết. Nếu bạn bỏ bản năng dục thì con bạn sẽ chẳng bao giờ được sinh ra. Cho nên hai điều là rõ ràng: nếu bạn bỏ bản năng dục, chẳng cái gì lâm nguy khi có liên quan tới bạn; bạn sẽ không chết bằng việc bỏ bản năng dục. Người ta chưa từng nghe nói tới ai bị chết bởi việc trở thành vô dục. Bạn có thể sống hoàn toàn mạnh khoẻ. Chỉ khi bạn bỏ thức ăn thì bạn sẽ chết - trong vòng ba tháng, nhiều nhất là bạn có thể tồn tại được ba tháng nếu bạn hoàn toàn mạnh khoẻ, thế rồi bạn sẽ chết. Bỏ thức ăn sẽ là cái chết của bạn. Bỏ dục chẳng liên quan gì tới bạn cả. Có thể con bạn sẽ không bao giờ được sinh ra; điều đó sẽ là cái chết của chúng - chết trước khi chúng được sinh ra - nhưng không phải là cái chết của bạn.
Qua dục mà giống nòi tồn tại; qua thức ăn, cá nhân tồn tại. Cho nên thân thể chỉ liên quan với thức ăn. Thân thể này chỉ liên quan tới thức ăn, nhưng tâm trí bạn lại liên quan tới dục - bởi vì chỉ qua dục, tâm trí nghĩ, mới có một loại bất tử nào đó. Bạn sẽ chết, điều đó dường như là chắc chắn. Bạn không thể lừa dối được - mọi người một ngày nào đó sẽ chết. Và mọi lúc chuông điểm thì nó đều điểm ba lần. Mọi lúc cái chết xảy ra, bạn đều trở nên run rẩy: cái chết riêng của bạn đang tới gần hơn. Nó sẽ tới. Vấn đề chỉ là thời gian, nhưng nó đang tới; không có cách nào để thoát khỏi nó. Và dù bạn có trốn đi bất kì chỗ nào, thì bạn cũng sẽ thấy nó đang đợi bạn.
Tôi đã nghe một câu chuyện rất nổi tiếng, câu chuyện Sufi:
Một ông vua ngủ mơ. Trong đêm trong giấc mơ của mình ông ta thấy Thần chết. Ông ta trở nên sợ hãi. Ông ta hỏi, "Có chuyện gì vậy? Sao ông làm cho tôi hãi hùng thế?"
Thần chết nói, "Ta tới để báo cho ông rằng ngày mai vào lúc mặt trời lặn ta sẽ tới, cho nên sẵn sàng đi. Chỉ do từ bi mà ông có thể được chuẩn bị."
Nhà vua bị choáng thế, giấc ngủ của ông ta bị phá vỡ. Lúc đó là nửa đêm; ông ta gọi các quan thượng thư vào và nói, "Các ông tìm ra người có thể giải đoán giấc mơ này, bởi vì thời gian còn ngắn lắm. Có thể điều đó là đúng!"
Thế rồi những người đoán mộng tới, nhưng như những người đoán mộng bao giờ cũng thế, họ đều là các học giả lớn. Họ đem tới nhiều sách vở lớn và họ bắt đầu thảo luận và tranh luận và biện luận. Và mặt trời bắt đầu lên, lúc đó là buổi sáng. Rồi một ông già vốn là người hầu rất tin cậy của nhà vua, ông ta tới gặp nhà vua và thì thào vào tai vua, "Bệ hạ đừng ngu xuẩn nữa! Nhưng người này sẽ cãi nhau mãi, và họ sẽ chẳng bao giờ đi tới kết luận nào cả."
Bây giờ, mọi người đều cố cho rằng diễn giải của mình là đúng, và nhà vua lại còn bị lẫn lộn hơn bao giờ hết. Cho nên nhà vua hỏi ông già này, "Thế thì ta nên làm gì đây?"
Ông già nói, "Thì cứ để cho họ tiếp tục cuộc thảo luận của họ đi. Họ không định kết luận sớm đâu - mà mặt trời sẽ lặn, bởi vì một khi nó đã mọc thì việc lặn là không xa mấy. Thay vì thế, bệ hạ nghe lời khuyên của kẻ hạ thần và trốn đi - ít nhất cũng trốn khỏi cung điện này. Đi đâu đó khác! Trước tối bệ hạ đến đâu đó xa nhất có thể được."
Logic này có vẻ phải. Nhà vua có một con ngựa chạy rất nhanh, nhanh nhất thế giới. Ông ta lao đi, ông ta trốn đi. Ông ta đã đi hàng trăm dặm đường. Vào lúc ông ta tới một thành phố nhỏ thì mặt trời cũng sắp lặn xuống. Ông ta rất sung sướng. Ông ta vỗ về ngựa và nói, "Mi đi cừ lắm. Chúng ta đã đi được rất xa."
Và khi ông ta đang vỗ về con ngựa thì bỗng nhiên ông ta cảm thấy ai đó đang đứng sau mình. Ông ta ngoái lại - vẫn cùng cái bóng của Thần chết. Và Thần chết bắt đầu cười. Còn nhà vua thì nói, "Có chuyện gì vậy? Sao ông lại cười?"
Thần chết nói, "Ta đang lo bởi vì ông đã được định mệnh sẽ chết dưới cái cây này - và ta lo làm sao ông xoay xở mà tới được. Con ngựa của ông thực là vĩ đại đấy! Nó đi cừ lắm. Để ta vỗ về con ngựa của ông. Đó là lí do tại sao ta tới trong giấc mơ của ông: ta muốn ông thoát khỏi cung điện bởi vì ta rất lo làm sao điều đó sẽ xảy ra, làm sao ông có thể tới được. Cung điện ở xa thế, và chỉ còn lại mỗi một ngày. Nhưng ngựa của ông đi cừ lắm, ông đã tới đúng giờ."
Dù bạn đi bất cứ đâu thì bạn đều sẽ thấy cái chết đang chờ đợi bạn. Theo mọi hướng cái chết đang chờ đợi. Tại mọi chỗ cái chết đang chờ đợi. Cho nên, điều đó bạn không thể nào tránh khỏi - thế thì tâm trí bắt đầu tưởng tượng cách nào đó để tránh né nó.
Trước hết nó xoay ra các triết lí rằng "linh hồn là bất tử," rằng "thân thể sẽ chết - mình sẽ không chết." Bạn thậm chí còn yếu ớt hơn thân thể. Bản ngã này nghĩ "mình sẽ không chết" còn nông cạn hơn, còn giống giấc mơ hơn thân thể. Thân thể ít nhất cũng là thực; bản ngã này hoàn toàn không thực. Cho nên bạn xoay ra các triết lí: "Linh hồn sẽ không bao giờ chết - mình sẽ còn trên cõi trời, trên thiên đường, trong moksha." Nhưng sâu bên dưới bạn biết rằng đấy chỉ là lời, chúng không làm thoả mãn.
Thế rồi bạn tìm cách khác nào đó: kiếm tiền, làm đài tưởng niệm lớn, cung điện lớn - làm điều gì đó có tính lịch sử, để lại một chỗ trong lịch sử! Nhưng điều đó nữa cũng dường như vô nghĩa. Trong lịch sử lớn lao thế, cho dù bạn có làm mọi nỗ lực thì bạn cũng sẽ chỉ trở thành một lời chú thích cuối trang, chẳng nhiều nhặn gì. Và phỏng có ích gì mà trở thành một lời chú thích cuối trang trong cuốn sách sử? Đằng nào thì bạn cũng sẽ qua đời; mọi người có nhớ tới bạn hay không thì cũng chẳng thành vấn đề. Trong thực tế, ai bận tâm tới việc nhớ ấy? Bạn cứ hỏi học sinh phổ thông đang phải đọc về lịch sử: những vị vua vĩ đại... và họ phải đã làm những nỗ lực rất lớn bằng cách nào đó để đi vào trong các sách lịch sử, và bây giờ trẻ con thì lại chẳng bận tâm tới họ chút nào. Chúng kết án. Chúng chẳng sung sướng rằng những vị vua vĩ đại đó đã tồn tại. Chúng chắc sẽ sung sướng hơn nếu không ai đã tồn tại và không có lịch sử để phải đọc và bị nhồi nhét luyện thi. Cho nên phỏng có ích gì?
Thế rồi tâm trí có một ý tưởng rất tinh vi. Ý tưởng này là: "Mình sẽ chết nhưng con mình có thể sống; con mình sẽ là đại diện của mình. Nó sẽ sống và bằng cách nào đó, sâu bên trong nó; mình sẽ sống, bởi vì nó sẽ là sự kéo dài của mình." Chính tế bào dục của bạn sẽ sống trong con bạn - trong con trai, trong con gái. Tất nhiên, thế thì con trai trở nên quan trọng hơn, bởi vì con gái sẽ đi vào dòng đời của ai đó khác, còn con trai sẽ tiếp tục dòng đời của bạn. Con trai trở nên rất quan trọng; nó sẽ là sự liên tục của bạn. Và tâm trí bắt đầu bị ám ảnh với dục, phát điên với dục.
Bất kì khi nào bạn tới gần hơn với thiền, hai điều này lại sẽ xảy ra: bạn sẽ bắt đầu nhồi nhét vào mình thức ăn và bạn sẽ bắt đầu nhồi nhét vào mình với bản năng dục - và bạn sẽ bắt đầu trở thành hâm.
Phật nói:
Nếu các sư bước đi trên đường mà không bị cám dỗ bởi bất kì đam mê nào, không bị dẫn đi lạc lối bởi bất kì ảnh hưởng ác nào, mà kiên trì theo đuổi quá trình của mình tới niết bàn, ta đảm bảo với các ông rằng những sư đó cuối cùng sẽ đạt tới chứng ngộ.
Bạn phải tỉnh táo không bị phân tán bởi đam mê của mình, không bị sao lãng khỏi Đạo, không bị phân tán khỏi việc thiền của mình. Dù nguyên nhân của sao lãng là bất kì cái gì, nó đều phải được tránh ra. Bạn phải mang đi mang lại năng lượng của mình vào cốt lõi bên trong nhất của mình. Bạn phải làm cho bản thân mình được thảnh thơi, buông xuôi, không căng thẳng.
Phật nói:
Đừng dựa vào ý chí riêng của các ông. Ý chí riêng của các ông không đáng tin cậy. Giữ mình chống lại dục vọng, vì nó chắc chắn sẽ dẫn tới con đường của cái ác. Ý chí của các ông sẽ trở thành đáng tin cậy chỉ khi các ông đã đạt tới A la hán.
Đây là một phát biểu rất có ý nghĩa. Phật chưa bao giờ nói rằng bạn cần thầy, nhưng theo một cách tinh tế thì ông ấy phải thừa nhận điều đó - bởi vì thầy là cần thiết.
Phật là người chống lại các thầy, bởi vì đất nước này đã bị lừa bịp thế, bị khai thác nhân danh mối quan hệ guru-đệ tử. Có biết bao nhiêu kẻ bịp bợm và dối trá - bao giờ cũng có và sẽ luôn có những kẻ như vậy. Và Phật rất lo nghĩ về điều đó, rằng mọi người bị khai thác, cho nên ông ấy đã nói không cần bất kì ai trở thành đệ tử của bất kì ai. Nhưng làm sao ông ấy có thể tránh được một điều rất cơ sở? Có thể có tới chín mươi chín phần trăm gian trá - điều đó không thành vấn đề. Cho dù một thầy đúng tồn tại, thì thầy có thể là sự giúp đỡ vô biên.
Cho nên theo cách rất gián tiếp, theo cách đi vòng, Phật thừa nhận. Ông ấy nói: Đừng dựa vào ý chí riêng của các ông. Ông ấy nói: Nếu các ông thực sự dựa vào ý chí riêng của mình thì các ông sẽ chẳng bao giờ đạt tới đâu cả. Ý chí riêng của bạn yếu ớt thế. Ý chí riêng của bạn không thông minh thế. Ý chí riêng của bạn tự nó đã chia rẽ thế trong nó. Bạn không có một ý chí; bạn có nhiều ý chí trong mình. Bạn là đám đông!
Gurdjieff hay nói bạn không có một cái 'tôi', bạn có nhiều cái 'tôi' nhỏ. Và những cái 'tôi' đó cứ thay đổi mãi. Mới vài phút cái tôi này trở thành toàn quyền, và thế rồi nó bị mất quyền lực, cái tôi khác trở thành toàn quyền. Và bạn có thể quan sát điều đó! Đấy là sự kiện đơn giản. Nó chẳng liên quan gì tới bất kì lí thuyết nào.
Bạn yêu một người, và bạn yêu thế. Một cái tôi thống trị: cái tôi đang yêu. Thế rồi cái gì đó đi sai và bạn ghét người đó - trong một khoảnh khắc yêu đã biến thành hận thù. Bây giờ bạn muốn phá huỷ người đó - ít nhất, bạn bắt đầu nghĩ tới cách phá huỷ người đó. Bây giờ hận thù đã bước vào: cái tôi khác, hoàn toàn khác, đang trên ngai vàng.
Bạn sung sướng, bạn có cái tôi khác. Bạn bất hạnh, lại nữa... nó cứ thay đổi mãi. Hai mươi bốn giờ, ngày tới ngày đi, cái tôi của bạn cứ thay đổi. Bạn không có một cái tôi.
Đó là lí do tại sao việc xảy ra là đêm nay bạn có thể quyết định: "Sáng mai mình sẽ dậy lúc ba giờ; dù bất kì cái gì xảy ra thì mình cũng sẽ dậy." Bạn đặt báo thức và vào lúc ba giờ bạn tắt báo thức đi vì bạn bị việc báo thức làm khó chịu. Và bạn nghĩ, "Một ngày - có thành vấn đề gì? Thôi để mai...." và bạn lại ngủ tiếp. Và lần nữa khi bạn dậy lúc tám giờ sáng bạn lại tự giận mình. Bạn nói, "Làm sao mà điều này lại có thể xảy ra được? Mình đã quyết định dậy rồi. Làm sao mình lại cứ ngủ tiếp thế nhỉ?"
Có hai cái tôi khác nhau: một cái tôi đã quyết định và một cái tôi bị khó chịu với việc báo thức, đấy là những cái tôi khác nhau. Có thể cái tôi thứ nhất quay lại vào buổi sáng và hối hận. Bạn trở nên giận dữ và thế rồi bạn hối hận: đây là hai cái tôi khác nhau - chúng chưa bao giờ gặp nhau! Chúng không biết cái tôi kia làm gì. Cái tôi tạo ra giận dữ thì cứ tạo ra giận dữ, còn cái tôi hối hận thì cứ hối hận - còn bạn chẳng bao giờ thay đổi.
Gurdjieff hay nói rằng chừng nào bạn còn chưa có một cái tôi kết tinh thường hằng thì bạn không nên tin cậy vào chính mình. Bạn không phải là một người, bạn là đám đông: bạn mang đa tâm lí.
Đó là điều Phật nói: Đừng dựa vào ý chí riêng của mình. Thế thì dựa vào ai? Dựa vào ai đó có ý chí, người có cái tôi toàn vẹn, người đã đạt tới, người đã trở thành một trong bản thể mình, không còn bị phân chia nữa, người thực sự là một cá nhân.
Đừng dựa vào ý chí riêng của các ông. Ý chí riêng của các ông không đáng tin cậy. Giữ mình chống lại dục vọng, vì nó chắc chắn sẽ dẫn tới con đường của cái ác. Ý chí của các ông sẽ trở thành đáng tin cậy chỉ khi các ông đã đạt tới A la hán.
Khi bạn đã đi tới biết mình là ai, khi bạn đã trở thành linh hồn nhận biết, khi chứng ngộ đã xảy ra, thế thì cái tôi của bạn trở thành đáng tin cậy - chưa hề có điều đó trước đây. Nhưng thế thì chẳng còn chuyện gì nữa. Thế thì bạn đã về nhà. Nó vô dụng bây giờ. Khi có nhu cầu, nó không có đó. Cho nên bạn cần ai đó để bạn có thể buông xuôi, bạn cần ai đó để sự tin cậy vào người đó có thể nảy sinh trong bạn. Đó là toàn bộ mối quan hệ của thầy và đệ tử.
Đệ tử chưa có ý chí riêng của mình, còn thầy thì có. Đệ tử là đám đông còn thầy là cái một thống nhất. Đệ tử buông xuôi. Đệ tử nói, "Tôi không thể tin cậy vào bản thân mình được, do đó tôi sẽ tin cậy vào thầy." Tin cậy vào thầy, dần dần đám đông bên trong của đệ tử sẽ biến mất.
Đó là lí do tại sao tôi nói rằng khi tôi bảo bạn làm điều gì đó và bạn muốn làm nó, và bạn làm nó, thì điều đó là vô nghĩa - bởi vì điều đó vẫn là theo cái tôi của bạn, ý chí của bạn. Khi tôi nói làm điều gì đó, và điều đó ngược lại bạn, và bạn buông xuôi và bạn nói có, thế thì bạn đang di chuyển, thế thì bạn đang trưởng thành, thế thì bạn trở nên chín chắn. Thế thì bạn thoát ra khỏi đống lộn xộn mà bạn vẫn là từ trước tới giờ.
Chỉ bằng việc nói không với tâm trí mình là bạn nói có với thầy.
Nhiều lần tôi chỉ nói điều bạn thích, bởi vì tôi thấy rằng bạn sẽ không có khả năng làm điều tôi thích. Tôi phải thuyết phục bạn dần dần. Bạn không sẵn sàng lấy bước nhảy bất thần. Trước hết tôi nói đổi quần áo bạn, thế rồi tôi bắt đầu đổi thân thể bạn. Thế rồi tôi bắt đầu đổi tâm trí bạn.
Mọi người tới tôi và họ nói, "Sao chúng tôi lại phải thay đổi quần áo? Phỏng có ích gì?" Họ thậm chí không sẵn sàng đổi quần áo của mình; không thể nào trông đợi điều hơn nữa từ họ. Họ nói họ sẵn sàng thay đổi linh hồn mình, nhưng họ lại không sẵn sàng thay đổi quần áo mình - nhìn vào cái ngớ ngẩn của điều đó đi. Nhưng với linh hồn, có một điều: nó là vô hình, cho nên chẳng ai biết cả.
Nhưng tôi có thể thấy linh hồn của bạn, tôi có thể thấy nơi bạn đang đứng và điều bạn đang nói tới; tôi có thể thấy qua việc hợp lí hoá của bạn. Bạn nói, "Có cái gì trong quần áo đâu?" nhưng đấy không phải là vấn đề. Tôi cũng biết chẳng có gì trong quần áo cả, nhưng tôi vẫn nói, "Đổi đi." Tôi muốn bạn làm điều gì đó theo tôi, không theo bạn. Đó là sự bắt đầu.
Thế rồi, dần dần, trước hết tôi nắm lấy ngón tay bạn, rồi cả bàn tay bạn - hừ? - thế rồi toàn bộ bạn. Bạn nói, "Sao thầy nắm ngón tay tôi? Phỏng có ích gì mà nắm ngón tay tôi?" Tôi biết vấn đề là cái gì - đó là sự bắt đầu. Rất chậm rãi tôi phải tiến hành. Nếu bạn sẵn sàng thì không có nhu cầu đi chậm, thế thì tôi cũng có thể đi vào bước nhảy bất thần, nhưng mọi người đều không sẵn sàng.
Phật nói:
Đừng dựa vào ý chí riêng của các ông. Ý chí riêng của các ông không đáng tin cậy.
Tìm ra một người mà trong hiện diện của người đó bạn cảm thấy điều gì đó đã xảy ra. Tìm ra một người mà trong hiện diện của người đó bạn cảm thấy hương thơm của điều thiêng liêng, trong hiện diện của người đó bạn cảm thấy trầm tĩnh, trong hiện diện của người đó bạn cảm thấy tình yêu, từ bi, trong hiện diện của người đó bạn cảm thấy cái im lặng - cái không biết, cái chưa kinh nghiệm, nhưng nó bao quanh bạn, tràn ngập bạn. Thế buông xuôi theo người đó. Thế thì, dần dần, người đó sẽ đem bạn tới điểm mà buông xuôi sẽ là không cần thiết - bạn sẽ nhận ra cốt lõi bên trong nhất của bản thể của riêng mình, bạn sẽ trở thành một A la hán. A la hán là trạng thái cuối cùng của chứng ngộ.
Bạn trở thành bản thân mình chỉ khi tất cả những cái ngã mà bạn đã từng mang theo, tất cả đều tan biến. Bạn trở thành bản thân mình chỉ khi thực sự không cái ngã nào còn lại ngoài cái không thuần khiết. Thế thì vòng tròn là đầy đủ. Bạn đã đi tới cái không tối thượng, nhận biết đầy đủ. Bạn đã trở thành một nhân chứng của toàn bộ vở kịch của cuộc sống, sự tồn tại, tâm thức.
Trạng thái này là có thể nếu bạn không tạo ra chướng ngại. Trạng thái này chắc chắn là có thể nếu bạn tránh các chướng ngại. Tôi cũng có thể quả quyết với bạn rằng nếu bạn trở thành mẩu gỗ trôi giạt và không níu bám lấy đôi bờ, và không bị gắn vào xoáy nước, và không bắt đầu mục nát trong cái vô nhận biết của mình, thì bạn chắc chắn, tuyệt đối chắc chắn, đạt tới đại dương.
Đại dương đó là mục tiêu. Chúng ta tới từ đại dương đó và chúng ta phải đạt tới đại dương đó. Cái bắt đầu là cái kết thúc - và khi vòng tròn đầy đủ thì có sự hoàn hảo, có cái toàn thể, có phúc lạc và phúc lành.