Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 2
Chương 3. Trong hoà hợp với đạo
Một sư hỏi Phật: trong hoàn cảnh nào thì có thể đi tới tri thức về quá khứ và hiểu đạo tối cao nhất?
Phật nói:
Những người thuần khiết trong tim và chỉ một mục đích đều có khả năng hiểu được đạo tối cao nhất. Điều đó giống như đánh bóng chiếc gương, chiếc gương trở nên sáng khi bụi bị gạt bỏ đi. Gạt bỏ đam mê của ông và không có khao khát và quá khứ sẽ được lộ ra cho ông.
Một sư hỏi Phật: Cái gì là tốt và cái gì là vĩ đại? Phật trả lời:
Tốt là thực hành đạo và đi theo chân lí. Vĩ đại là trái tim trong hài hoà với đạo.
Cuộc sống trong bản thân nó không phải là mục đích. Mục đích vượt hơn cuộc sống. Cuộc sống chỉ là cơ hội để nhận ra mục đích. Mục đích bị ẩn kín sâu trong cuộc sống; bạn không thể tìm thấy nó trên bề mặt. Bạn sẽ phải thấm vào chính trung tâm. Cuộc sống giống như hạt mầm. Trong bản thân nó là không đủ. Bạn sẽ phải làm việc vất vả để cho hạt mầm nhú ra, trở thành cây và đi tới nở hoa.
Đây là một trong những điều nền tảng nhất cần phải nhớ - rằng con người phải vượt qua bản thân mình, rằng cuộc sống phải siêu việt lên trên bản thân nó. Nếu bạn không hiểu điều này, thế thì bạn sẽ bị lạc trong phương tiện và bạn sẽ quên mất mục đích. Đó là điều thường xảy ra. Chúng ta trở thành quá bị gắn bó với cuộc sống và chúng ta quên mất rằng cuộc sống chỉ là cơ hội để hiểu cái gì đó còn sâu hơn cuộc sống, cao hơn cuộc sống, cao siêu, cao siêu hơn nhiều so với cuộc sống.
Nếu bạn bị ám ảnh quá nhiều với bản thân cuộc sống, cứ dường như là ai đó đã được cử tới đại học và người đó trở nên quá bị gắn bó với đại học và người đó không thể rời khỏi nó được, và người đó thậm chí không thể quan niệm được việc rời khỏi nó. Đại học có đó chỉ để đào tạo bạn về cái gì đó lớn lao hơn. Với vũ trụ, đại học là để chuẩn bị cho bạn; đó là lí do tại sao chúng ta gọi nó là đại học. Bản thân nó không phải là vũ trụ... chỉ là sự chuẩn bị mà thôi.
Ở phương Đông, cuộc sống giống như đại học, kỉ luật, huấn luyện về cái gì đó ở xa bên ngoài nó. Nếu bạn trở nên quá bị gắn bó với cuộc sống, thế thì bạn sẽ đi lùi lại mãi mọi năm cho tới đại học. Thế thì điều đó là vô tích sự, vô ích. Đại học là để được sẵn sàng. Đại học phải bị từ bỏ một ngày nào đó. Nó chỉ là chuẩn bị mà thôi. Và nếu việc chuẩn bị trở thành vô tận, thế thì nó trở thành gánh nặng.
Đó là điều đã xảy ra cho nhiều người. Họ coi cuộc sống là mục đích. Thế rồi họ cứ chuẩn bị, họ cứ chuẩn bị vô tận. Họ chưa bao giờ tiếp tục cuộc hành trình, họ đơn giản chuẩn bị cho cuộc hành trình. Và nếu cuộc sống của họ trở thành cử chỉ bất lực, thì cũng không ngạc nhiên gì. Điều đó là tự nhiên, nó phải là vậy.
Nghĩ về bản thân bạn đi - bao giờ cũng nhìn thời gian biểu, bao giờ cũng sẵn sàng ra đi, bao giờ cũng truy tìm từ văn phòng du lịch, và chẳng bao giờ ra đi, chẳng bao giờ đi đâu cả. Bạn sẽ phát điên.
Chẳng cái gì sai với bản thân cuộc sống, nhưng nếu thái độ của bạn là thế này - rằng cuộc sống là mục đích với chính nó - thế thì bạn sẽ trong rắc rối. Thế thì toàn thể cuộc sống của bạn sẽ trở thành vô nghĩa. Nghĩa vẫn có đó, nhưng nghĩa là việc siêu việt lên trên nó. Nghĩa có đó, nhưng bạn sẽ phải xuyên thấu vào cốt lõi đó nơi nó được hiển lộ.
Nghĩ cuộc sống như mục đích là vẫn còn ở ngoại vi. Ngoại vi đó Phật gọi là bánh xe. Biểu tượng bánh xe là rất có ý nghĩa và phải được hiểu. Ngoại vi, Phật gọi là bánh xe... nó cứ quay mãi.
Bạn có thể quan sát chiếc xe bò di chuyển. Bánh xe chuyển động. Chúng quay trên cái gì đó lại bất động - trung tâm vẫn còn bất động. Trục xe vẫn còn bất động. Trên trục xe bất động, bánh xe cứ quay mãi.
Nếu bạn chỉ nhìn vào bánh xe thôi, bạn sẽ nhìn vào cái nhất thời. Nếu bạn trở nên có khả năng nhìn vào trục xe, bạn sẽ có khả năng xuyên thấu vào cái vĩnh hằng. Nếu bạn chỉ nhìn vào ngoại vi thôi, bạn sẽ quan sát cái ngẫu nhiên. Nếu bạn trở nên có khả năng đạt tới trung tâm, tới cái trục, bạn sẽ có khả năng biết cái bản chất. Và chừng nào bạn còn chưa biết tới cái bản chất, bạn sẽ lặp đi lặp lại cùng một thứ mãi.
Thế giới này được gọi là bánh xe bởi vì mọi sự cứ tự lặp lại chúng mãi, và bạn dần dần trở nên mang tính lặp lại. Và bạn càng lặp lại bản thân mình, bạn càng chán. Bạn càng chán, bạn càng trở nên đờ đẫn và ngu xuẩn. Bạn mất thông minh, bạn mất tươi tắn, bạn mất nhận biết. Bạn trở thành người máy, một thứ máy móc.
Quan sát mọi người quanh bạn. Họ trở thành người máy. Họ cứ làm cùng một thứ lặp đi lặp lại. Mọi sáng, mọi tối, họ cứ đi cùng con đường ấy, và tất nhiên họ trông như chết. Không có ánh lửa trong mắt họ; bạn không thể nào tìm ra ánh sáng nào.
Phật gọi sự lặp lại liên tục này của cái bánh xe là luân hồi, sansara. Thoát ra khỏi nó, thoát ra khỏi con đường mòn này, là niết bàn.
Trước khi chúng ta đi vào lời kinh này, có đôi điều cần phải được hiểu.
Cuộc sống là trò chơi của các trò chơi, trò chơi tối thượng. Nó có nghĩa vô biên trong đó nếu bạn coi nó như trò chơi và bạn không trở nên nghiêm chỉnh về nó. Nếu bạn vẫn còn đơn giản, hồn nhiên, trò chơi sẽ truyền đạt nhiều điều cho bạn.
Đôi khi bạn là hổ, và đôi khi bạn là đá, và đôi khi bạn trở thành cây, và đôi khi bạn trở thành người; đôi khi bạn là kiến, và đôi khi là voi. Phật nói tất cả những điều này đều là trò chơi cả thôi. Bạn đã chơi cả nghìn lẻ một trò chơi, để biết cuộc sống theo đủ mọi cách có thể. Bằng việc chơi hết trò nọ tới trò kia, người chơi có thể kinh nghiệm tất cả mọi hoán vị của vấn đề trong tiến hoá. Đó là mục đích của cuộc sống.
Khi bạn tồn tại giống như cây, bạn biết cuộc sống theo cách này. Không ai khác có thể biết điều đó ngoại trừ cây. Cây có tầm nhìn riêng của nó. Khi mây tới trên bầu trời và mặt trời chiếu sáng và có cầu vồng, chỉ cây mới biết cách cảm thấy điều đó. Nó có cảm nhận riêng của nó. Khi làn gió thoảng qua, cây biết cách được tắm mình trong nó. Khi chim bắt đầu hót, chỉ cây mới biết, chỉ cây mới có tai để nghe điều đó... nghe âm nhạc của nó, nghe giai điệu của nó. Cây có cách để biết cuộc sống - cách riêng của nó. Chỉ cây mới biết cách đó.
Hổ có cách khác để biết cuộc sống. Nó chơi trò chơi khác. Và kiến đang chơi trò chơi hoàn toàn khác. Hàng triệu trò chơi...
Tất cả những trò chơi này đều giống như các lớp học của đại học. Bạn học qua từng lớp; bạn học điều gì đó. Thế rồi bạn sang lớp khác. Con người là điểm cuối cùng.
Nếu bạn đã học được tất cả các bài học của cuộc sống và bài học của việc là người, chỉ thế bạn mới trở nên có khả năng đi vào chính trung tâm của cuộc sống. Thế thì bạn sẽ có khả năng biết thượng đế là gì, hay niết bàn là gì.
Qua tất cả những trò chơi này bạn đã cố gắng tiếp cận tới thượng đế - qua nhiều chiều, theo nhiều cách, theo nhiều cảm nhận. Nhưng mục đích là một - rằng mọi người đều cố gắng biết chân lí là gì. Bí ẩn của cuộc sống này là gì? Tại sao chúng ta ở đây và tôi là ai? Và cái cứ tồn tại mãi này là gì vậy?
Chỉ có một cách để học nó, và đó là cách thức của sự tồn tại. Nhưng nếu bạn chỉ đi từ lớp này sang lớp khác như người vừa ngủ vừa đi, như kẻ mộng du, vô ý thức, lê lết từ lớp này sang lớp khác, không đi một cách có chủ ý và ý thức, bạn sẽ bỏ lỡ.
Đó là cách nhiều người đạt tới điểm là con người và họ không thể thấy được thượng đế nào. Điều đó đơn giản chỉ ra họ đã bỏ lỡ bài học này rồi, họ đã né tránh bài học này. Họ ở trong lớp nhưng họ đã không nắm được vấn đề. Bằng không thì người đã đạt tới giai đoạn là con người phải mang tính tôn giáo.
Là con người và mang tính tôn giáo phải trở nên đồng nghĩa. Chúng đang không đồng nghĩa. Rất hãn hữu mới có vài người mang tính tôn giáo. Với tính tôn giáo tôi không ngụ ý người đi nhà thờ mọi chủ nhật đâu. Với tính tôn giáo tôi không ngụ ý người theo Ki tô giáo, Mô ha mét giáo, Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo. Với tính tôn giáo tôi không ngụ ý rằng bạn thuộc vào tổ chức tôn giáo.
Khi tôi nói tính tôn giáo, tôi ngụ ý người nhận biết rằng cuộc sống tràn đầy sự siêu việt... tới mức từ mọi nơi cuộc sống đang tuôn chảy trong cái gì đó còn lớn hơn cuộc sống... rằng mọi bước đều dẫn bạn hướng tới thượng đế, chân lí, niết bàn, tự do... rằng dù bạn có biết hay không, bạn vẫn đang đi tới ngôi đền tối thượng.
Khi một người bắt đầu cảm thấy điều đó trong chính lòng mình, thì người đó là mang tính tôn giáo. Người đó có thể tới nhà thờ, người đó có thể không tới nhà thờ; điều đó không liên quan. Người đó có thể tự gọi mình là người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo hay người Hindu giáo; điều đó là không liên quan. Người đó có thể không được gọi thế. Người đó có thể thuộc vào bất kì tổ chức nào, người đó có thể không thuộc vào - nhưng người đó thuộc vào thượng đế.
Và khi tôi nói thượng đế, nhớ rằng với thượng đế tôi ngụ ý điều siêu việt. Điều đó bao giờ cũng ở phía trước bạn. Bạn bao giờ cũng đi tới gần nó hơn, tiếp cận ngày một gần hơn, nhưng nó bao giờ cũng còn ở phía trước bạn.
Thượng đế là điểm ô mê ga bao giờ cũng vẫn còn là mục đích. Bạn tới gần nó nhưng bạn không bao giờ có thể sở hữu được nó. Nó thậm chí không bao giờ có thể nằm trong tay bạn. Bạn có thể nhúng bản thân mình hoàn toàn vào trong nó, bạn có thể hội nhập bản thân mình hoàn toàn vào trong nó, nhưng dầu vậy bạn sẽ biết rằng nhiều điều vẫn còn cần được biết. Thực tế bạn càng biết nhiều, bạn lại càng cảm thấy rằng nhiều điều vẫn còn phải được biết. Bạn càng biết nhiều, bạn càng trở nên khiêm tốn nhiều hơn. Điều bí ẩn, cái vô hạn, cái không thể tả được, không thể nào được vét cạn.
Cội nguồn không cạn đó, cội nguồn siêu việt đó, là điều tôi ngụ ý thượng đế đấy. Và bằng việc gọi một người là mang tính tôn giáo, tôi ngụ ý người đã trở nên tỉnh táo về cái siêu việt.
Khi bạn tỉnh táo về cái siêu việt, cuộc sống của bạn có duyên dáng đẹp đẽ, duyên dáng. Thế thì cuộc sống của bạn có năng lượng, thông minh. Thế thì cuộc sống của bạn có sắc bén, có sáng tạo. Thế thì cuộc sống của bạn có hào quang linh thiêng quanh nó. Bằng việc trở nên nhận biết về cái siêu việt, bạn trở thành một phần của cái siêu việt. Ngài đã thấm nhuần vào trong nhận biết của bạn. Tia sáng đã đi vào trong đêm tối của linh hồn bạn. Bạn không còn một mình nữa, và bạn không còn là người lạ trong sự tồn tại. Bạn được bắt rễ sâu trong nó. Đây là nhà bạn.
Người tôn giáo là người cảm thấy sự tồn tại như nhà mình. Người tôn giáo là người cảm thấy sự tồn tại thường xuyên tiến hoá liên tục, đi lên ngày một cao hơn, hướng tới điểm ô mê ga tối thượng đó, nơi tất cả mọi giới hạn đều biến mất và chỉ cái vô hạn còn lại, chỉ cái vô hạn được để lại.
Cho nên trò chơi cuộc sống này phải được chơi một cách rất khéo léo. Phật gọi khéo léo này là upaya. Đó là một trong nhưng từ hay nhất của ông ấy. Ông ấy nói, 'khéo léo vào'. Nếu bạn không khéo léo, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều điều có giá trị. Khéo léo nghĩa là nhận biết. Đừng cứ kéo lê bản thân mình nửa ngủ, nửa thức. Lay mình vào nhận biết. Đem nhiều nhận biết vào trong từng hành động của cuộc sống của bạn, vào trong từng bước của bản thể bạn. Chỉ thế, với mắt mở, bạn bắt đầu thấy cái gì đó mà bình thường không thể thấy được khi bạn ngủ, khi bạn vô ý thức. Chùi bụi khỏi mắt đi.
Khéo léo và sống cuộc sống một cách có ý thức đi. Bằng không cuộc sống trở thành chán. Bạn cảm thấy điều đó đấy. Bạn biết điều đó cảm thấy thế nào. Chẳng chóng thì chầy mọi thứ đều cho cảm giác chán; người ta chán tới chết. Người ta cứ sống bởi vì người ta không đủ dũng cảm để tự tử. Người ta cứ sống chỉ trong hi vọng rằng chẳng chóng thì chầy người ta sẽ chết - cái chết đang tới.
Mulla Nasruddin đi du hành quanh thế giới và anh ta đi tầu lần đầu tiên, và anh ta bị say sóng ghê lắm. Thuyền trưởng tới anh ta và nói, 'Đừng lo, anh Nasruddin. Tôi đã làm việc như một thuyền trưởng trong hai mươi năm và tôi chưa bao giờ thấy người nào chết vì say sóng cả. Đừng lo nhé.'
Mulla nói, 'Lạy chúa! Đó là niềm hi vọng duy nhất của tôi - rằng tôi sẽ chết. Ông thậm chí đã lấy đi cái hi vọng đó rồi!'
Mọi người đang sống chỉ trong hi vọng rằng một ngày nào đó này khác họ sẽ chết. Cho nên họ cứ tự nhủ mình, 'Đừng đánh mất trái tim - cái chết đang tới.'
Nếu bạn đang chờ đợi cái chết, nếu bạn chán thế, vậy thì không có khả năng nào cho bất kì gặp gỡ nào với thượng đế. Gặp gỡ chỉ có thể xảy ra trong toả sáng, trong sắc bén, trong nhận biết.
Nhưng tại sao chúng ta chán? Giải thích của Phật giáo là cực kì quan trọng. Phật nói bạn đã làm cùng một điều - không chỉ trong cuộc sống này; bạn đã làm chúng từ hàng triệu kiếp sống, do đó mới chán. Bạn có thể không nhớ tới chúng, nhưng sâu bên dưới kí ức vẫn có đó. Chẳng cái gì bị mất khi có liên quan tới kí ức.
Có kho chứa của kí ức. Phật gọi nó là alaya vigyan, kho chứa kí ức. Nó đích xác là điều Jung gọi là vô thức tập thể. Bạn mang nó đấy. Thân thể thay đổi, sự đồng nhất thay đổi, nhưng cái bó kí ức ấy cứ nhảy từ kiếp này sang kiếp khác. Và nó cứ tích luỹ, thu thập. Nó cứ trở nên ngày một lớn hơn.
Chẳng cái gì mất đi khi có liên quan tới kí ức. Nếu bạn nhìn vào bản thân mình, bạn có toàn thể bản ghi của sự tồn tại trong mình. Bởi vì bạn đã từng ở đây từ chính lúc ban đầu - nếu như có cái ban đầu nào đó. Bạn bao giờ cũng ở đây rồi. Bạn là một phần cố hữu của sự tồn tại này. Tất cả những điều đã xảy ra cho sự tồn tại thì đã xảy ra cho bạn nữa, và bạn mang bản ghi này.
Bạn có thể không biết điều đó, nhưng bạn đã yêu hàng triệu lần rồi.
Lại rơi vào tình yêu - nó chẳng là cái gì mới, nó là câu chuyện rất cổ rồi. Bạn đã làm tất cả mọi thứ bạn đang làm đấy. Bạn đã từng tham vọng, bạn đã từng tham lam, bạn đã tích luỹ của cải, bạn trở nên rất nổi tiếng, bạn có danh vọng và quyền lực - điều này đã từng xảy ra nhiều, nhiều lần rồi, hàng triệu lần. Và bạn mang sâu bên dưới trong vô thức, cái kho chứa của kí ức, và bất kì cái gì bạn đang làm đều có vẻ vô tích sự, vô dụng, vô nghĩa.
Tôi đã nghe:
Một phóng viên báo chí đến phỏng vấn Mulla Nasruddin nhân ngày sinh thứ một trăm của ông ấy. 'Nếu ông mà được sống thêm một cuộc sống,' anh ta hỏi, 'ông có cho rằng ông sẽ làm lại cùng những sai lầm lặp đi lặp lại không mãi?'
'Tất nhiên rồi,' ông già Mulla nói, 'nhưng tôi sẽ bắt đầu thật sớm. Tôi sẽ bắt đầu thật sớm...'
Đây là điều đang xảy ra đấy. Từ sai lầm bạn chỉ học được cách bắt đầu chúng sớm hơn, bạn không học được cách vứt bỏ chúng. Bạn chỉ học cách bắt đầu chúng sớm hơn và cách làm chúng hiệu quả hơn lần sau.
Phật nói nếu bạn có thể thấm vào kho chứa kí ức này thế thì bạn sẽ thực sự chán ngán. Thế thì bạn sẽ thấy - 'Mình đã làm cùng một điều lặp đi lặp lại.' Và thế rồi trong trạng thái nhận biết đó, bạn sẽ bắt đầu làm cái gì đó mới mẻ lần đầu tiên. Và điều đó sẽ đem tới niềm xúc động, đem làn khí mát vào trong bản thể bạn.
Có hai khái niệm thời gian trên thế giới. Ở phương Tây, khái niệm thời gian tuyến tính đã từng được phổ cập. Người Ki tô giáo, Do Thái giáo, Mô ha mét giáo - họ tất cả đều là những nhánh của một quan niệm Do Thái về cuộc sống. Họ đã tin vào khái niệm thời gian tuyến tính; rằng thời gian đi theo đường thẳng. Khái niệm phương đông - khái niệm Hindu, Phật giáo, Jain giáo - lại khác. Nó mang tính tuần hoàn. Thời gian đi theo vòng tròn.
Nếu thời gian đi theo đường thẳng, thế thì mọi sự là không được lặp lại. Cuộc sống cứ đi mãi; nó không bao giờ quay lại để gặp gỡ và đi trên cùng rãnh cũ lần nữa. Nếu thời gian được coi là vòng tròn, thế thì mọi thứ được lặp lại. Và thời gian phương đông dường như đúng hơn - bởi vì mọi chuyển động đều theo vòng tròn.
Quan sát mọi chuyển động mà xem. Mùa vụ chuyển quanh năm là theo vòng tròn - mùa hè lại tới... lại tới, lại tới. Theo cùng cách đó nó chuyển. Trái đất di chuyển theo vòng tròn, mặt trời di chuyển theo vòng tròn, các vì sao di chuyển theo vòng tròn. Và bây giờ Albert Einstein đã gợi ý rằng toàn thể vũ trụ cũng di chuyển theo vòng tròn. Không chỉ có thế - Einstein đã giới thiệu một khái niệm rất kì lạ với vật lí học, và đó là khái niệm về không gian tròn. Toàn thể không gian là theo vòng tròn.
Phương Đông bao giờ cũng nghĩ rằng vòng tròn là cách thức tự nhiên của mọi thứ. Chúng đi theo vòng tròn và dần dần chúng trở thành mang tính tròn. Tất cả mọi chuyển động đều theo hình tròn. Thế thì thời gian cũng phải có tính tròn chứ, bởi vì thời gian không là gì ngoài chuyển động thuần tuý. Nếu bạn nghĩ về thời gian như hình tròn thế thì toàn thể thế giới quan thay đổi. Toàn thể cuộc sống của bạn cũng mang tính tròn theo cách nhìn của phương đông.
Đứa trẻ được sinh ra. Việc sinh là sự bắt đầu của vòng tròn, cái chết là điểm cuối của vòng tròn. Và người già trong khoảnh khắc cuối cùng của mình lại trở thành bất lực như đứa trẻ. Và nếu mọi thứ mà xảy ra đúng, người đó sẽ trở thành hồn nhiên như đứa trẻ. Thế thì vòng tròn là đầy đủ. Thế thì cuộc sống của người đó là cuộc sống mang hình tròn. Thế thì cuộc sống của người đó sẽ có duyên dáng. Nếu vòng tròn mà không đầy đủ, thế thì cuộc sống sẽ có cái gì đó thiếu trong nó. Thế thì sẽ có lỗ hổng trong cuộc sống của người đó, và cuộc sống của người đó sẽ căng thẳng. Nó sẽ không tròn, không duyên dáng.
Phật nói rằng trong từng cuộc đời bánh xe quay một lần. Vòng tròn trở thành đầy đủ. Kiếp sống khác bánh xe lại chuyển động. Nan hoa vẫn như vậy - lại thời thơ ấu, lại thời thanh niên, lại thời tuổi già; cùng những ham muốn, cùng những đam mê, cùng thèm khát, cùng xô đẩy, cùng tham vọng, cùng tranh đấu, xung đột, cùng hăm hở, cùng bản ngã, và lại cùng thất vọng, cùng khổ. Điều này cứ xảy đi xảy lại mãi.
Nếu bạn có thể thấm vào kí ức sâu nhất của mình, thế thì bạn sẽ có khả năng thấy rằng bạn không làm gì mới ở đây cả. Đó là lí do tại sao ở phương Đông họ nói chẳng có gì mới dưới mặt trời. Mọi thứ đều đã được làm hàng triệu lần rồi.
Cho nên điều trở thành mang tính phương pháp luận trong Phật giáo và Jaina giáo đối với mọi người tìm kiếm là chìm sâu vào trong kí ức quá khứ của mình. Điều đó trở thành điều cần thiết. Bởi vì Phật nói chừng nào bạn còn chưa thể thấy được toàn thể cái vô nghĩa của sự lặp lại, thì bạn sẽ vẫn tiếp tục lặp lại.
Nghĩ về điều đó mà xem. Nếu bạn bắt gặp toàn thể bản ghi và bạn thấy rằng trong hàng triệu lần bạn đã rơi vào tình yêu, và mọi lần bạn đều khổ cả... Bây giờ đây là lúc đủ để hiểu. Bây giờ đừng ngu xuẩn nữa. Nếu bạn thấy rằng trong hàng triệu lần bạn đã được sinh và bạn đã chết lặp đi lặp lại, và mọi lần sinh đều đem tới cái chết, thế thì bây giờ phỏng có ích gì mà níu bám lấy cuộc sống. Thế thì từ bỏ nó thôi. Nếu bạn thấy rằng mọi thứ bạn trông đợi, bạn đều thất vọng, các mong chờ của bạn chẳng bao giờ được hoàn thành, thế thì bây giờ phỏng có ích gì? Bây giờ vứt trông đợi đi.
Điều này trở thành việc thiền cơ sở - đi vào kí ức quá khứ của người ta. Nếu bạn nhìn vào ngay cả một cuộc đời thôi, bạn sẽ thấy sự lặp lại thường xuyên. Ngay trong chính tuổi già, bạn vẫn cứ theo cùng một cách thôi. Điều đó đơn giản chỉ ra rằng bạn đã không học được gì trong cuộc sống cả. Mọi người đều trải qua các kinh nghiệm, nhưng điều đó không nhất thiết là việc học đâu.
Có khác biệt giữa trải qua cuộc sống và việc học. Học nghĩa là bạn nhìn mãi vào kinh nghiệm của mình. Bạn duy trì bản ghi các kinh nghiệm, bạn quan sát kinh nghiệm của mình, và bạn thu thập trí tuệ nào đó qua chúng. Bạn đã giận dữ và bạn đã làm điều gì đó ngu xuẩn. Lần nữa bạn lại giận dữ - nhưng bạn chưa bao giờ tính tới tất cả mọi giận dữ của mình, và bạn chưa bao giờ nhìn vào tính máy móc của nó. Và bạn không học bài học từ nó. Thế thì bạn đã kinh nghiệm, nhưng bạn lại không học được gì cả. Nếu bạn đơn giản kinh nghiệm, bạn trở nên già đi. Nếu bạn học, bạn trở nên trí huệ.
Tất cả những người già đều không trí huệ. Trí huệ chẳng liên quan gì tới tuổi già cả. Con người thực sự của hiểu biết có thể trở nên trí huệ vào bất kì lúc nào. Ngay cả đứa trẻ cũng có thể trở nên trí huệ. Nếu bạn có hiểu biết xuyên thấu, thì ngay cả một kinh nghiệm về giận dữ và bạn sẽ được chấm dứt với nó. Nó xấu thế. Một kinh nghiệm về tham lam và bạn sẽ được chấm dứt với nó. Nó độc hại thế.
Tôi đã nghe:
'Con bỏ nhà đi đây!' Mahamud kêu to với cha mình, Mulla Nasruddin. 'Con muốn rượu, gái, phiêu lưu!' Ông già liền đứng dậy khỏi chiếc ghế.
'Đừng có ngăn cản con!' Mahamud lại nói to với ông ấy.
'Ai định ngăn cản con?' ông già Mulla kêu lên. 'Ta cũng đi với con.'
Cùng điều ngu xuẩn tiếp diễn. Trẻ và già, có giáo dục, vô giáo dục, nghèo, giầu - tất cả dường như đều trong cùng một con thuyền. Họ dường như không học. Nếu bạn học, tầm nhìn hoàn toàn khác nảy sinh trong cuộc sống của bạn.
Tôi đã nghe:
Đó là vào những ngày đầu của việc trình diễn hàng không, và một ông già cuối cùng đã tới mức đủ bị kích động thần kinh để đáp chuyến bay trên máy bay. Khi chiếc máy bay ọp ẹp hạ cánh, ông già bò ra và nói, 'Thưa ngài, tôi muốn cám ơn ngài về cả hai chuyến đi đó.'
'Ông nói gì thế?' viên phi công hỏi. 'Ông mới chỉ đi có một chuyến thôi.'
'Không đâu,' hành khách đáp, 'tôi đã đi hai lần - lần đầu tiên và lần cuối cùng đấy.'
Nếu bạn hiểu một việc, thế thì nó là lần đầu tiên và lần cuối cùng của bạn. Thế thì bạn đã có đủ về nó rồi. Thế thì nó không phải là một lần, nó là hai lần.
Lời kinh này hôm nay bao gồm một câu hỏi từ một nhà sư.
Một sư hỏi Phật: trong hoàn cảnh nào thì có thể đi tới tri thức về quá khứ và hiểu đạo tối cao nhất?
Trong hoàn cảnh nào thì có thể đi tới tri thức về quá khứ?
Phật nhấn mạnh rất nhiều. Ông ấy nói, trước hết đi về quá khứ, trước hết đi ngược lại sau - bởi vì đó là chỗ bạn đã sống hàng nghìn năm. Nhìn vào điều bạn đã từng làm ở đó. Kinh nghiệm của bạn cho tới giờ là gì? Đi vào trong nó đi. Thu lấy bài học nào đó từ nó. Bằng không bạn sẽ có xu hướng phạm phải cùng sai lầm lặp đi lặp lại mãi.
Và có một cơ chế tự nhiên thông thường không cho phép bạn nhớ nó. Khi một người chết đi và lại được sinh ra, có lỗ hổng giữa kiếp sống quá khứ của người đó và kiếp sống mới - một tầng quên lãng, quên sạch. Điều đó là tự nhiên, bởi vì sẽ rất khó cho bạn sống được nếu bạn liên tục nhớ tất cả những điều đã xảy ra trước đây. Không chỉ vào lúc kết thúc cuộc sống đâu; mọi ngày điều đó đều đang xảy ra.
Hàng triệu điều xảy ra trong ngày. Bạn không nhớ được tất cả. Không phải là chúng không được ghi lại - chúng tất cả đều được ghi lại đấy. Điều không thể nào tin được là làm sao tâm trí cứ ghi lại những điều nhỏ bé, chi li vậy. Bất kì điều gì xảy ra quanh bạn... bạn thậm chí có thể không nhận biết rằng điều đó đang xảy ra, nhưng tâm trí cứ ghi lại.
Chẳng hạn, bạn nghe tôi, bạn tập trung vào tôi, bạn đang sâu trong sự tập trung - nhưng tầu hoả đi ngang qua. Bạn có thể đã không nghe thấy nó chút nào khi có liên quan tới tâm thức của bạn. Nếu ai đó về sau hỏi bạn, 'Tầu hoả vừa chạy qua phải không nhỉ? Anh có nghe thấy tiếng động không?' Bạn có thể nói, 'Tôi không nhớ bởi vì tôi quá tập trung.' Nhưng tâm trí bạn đã ghi lại điều đó rồi. Cho dù bạn không biết điều đó. Cho dù không có việc biết của bạn về điều đó, tâm trí vẫn cứ ghi lại. Nếu bạn bị thôi miên và thế rồi được hỏi, tâm trí sẽ nói mọi điều.
Nếu tôi bỗng nhiên hỏi bạn, 'Điều gì đã xảy ra vào ngày đầu tiên của tháng giêng năm 1970? Điều gì đã xảy ra? Bạn có thể nhớ được không?' Bạn sẽ đơn giản ngây người ra. Điều đó không có nghĩa là chẳng cái gì đã xảy ra vào ngày hôm đó. Cái gì đó phải đã xảy ra rồi - cãi nhau với vợ, hay đau đầu. Hai mươi bốn giờ, ngày đầu tiên của tháng giêng năm 1970 - cái gì đó phải đã xảy ra rồi. Hai mươi bốn giờ không thể trống rỗng được, bằng không thì bạn đã trở thành vị phật. Nếu bạn vẫn còn trống rỗng trong hai mươi bốn giờ, không cái gì xảy ra, thế thì niết bàn đã xảy ra rồi. Nhưng bạn không nhớ chút nào. Bạn sẽ nhún vai rằng bạn không nhớ lấy.
Chừng nào cái gì đó rất đặc biệt còn chưa xảy ra vào ngày đó - rằng có tai nạn xe hơi và bạn suýt chết; có thể bạn sẽ nhớ điều đó. Hay kiểu tình cờ khác nào đó - bạn xây dựng gia đình. Bạn sẽ nhớ nó bởi vì không có cách để quên nó bây giờ. Bạn không thể quên được và bạn không thể tha thứ cho bản thân mình về nó. Nó vẫn còn lại như vết thương. Những ngoài ra thì bạn quên hoàn toàn.
Nhưng nếu bạn bị thôi miên và bạn cứ trong cơn mê sâu và nhà thôi miên yêu cầu bạn, 'Bây giờ nghĩ ngược lại đi. Nhớ lại ngày đầu tháng giêng năm 1970, và bắt đầu kể lại điều đã xảy ra từ buổi sáng,' bạn sẽ kể những việc chi li thế - rằng trà lạnh và bạn không thích nó chút nào, rằng đêm không ngủ ngon và bạn đã có ác mộng.
Những thứ như thế này bạn sẽ nhớ lấy, chi tiết chi li - rằng chó sủa khi bạn uống trà buổi sáng, rằng chén trà rơi từ tay bạn và vỡ tan. Nhưng điều nhỏ bé - rằng bạn đi qua một bên cây và cây đã nở hoa... và bạn sẽ nhớ tới mùi vị. Hay rằng hôm đó trời mưa và có mùi mưa bốc lên từ đất. Bạn không chỉ nhớ thôi; bạn sẽ sống lại điều đó. Nó sẽ rõ ràng thế.
Mọi thứ đều được ghi lại. Nhưng bạn phải quên nó. Bằng không tâm trí bạn sẽ bị huyên náo bởi những thông tin không cần thiết tới mức bạn sẽ không có khả năng cai quản cuộc sống của mình. Cho nên có một cơ chế tự nhiên lựa chọn ra bên trong bạn. Nhiều việc tiếp tục cả hai mươi bốn giờ; sự phân loại lớn cứ diễn ra.
Bất kì cái gì không bản chất đều bị tống vào tầng hầm. Bạn có thể chẳng bao giờ cần tới nó. Thế rồi những điều thứ yếu có liên quan chừng mực nào đó, điều đôi khi bạn có thể cần nhưng đối với nó thì chẳng có khẩn cấp gì, chúng được đẩy vào trong tiềm thức, trong tầm với. Nếu đôi khi bạn cần chúng, bạn có thể đem chúng trở lại tâm thức. Và vài điều bạn sẽ cần mọi ngày, là còn lại trong ý thức.
Chẳng hạn, hai cộng với hai là bốn, hừ? - điều này vẫn còn trong ý thức. Bạn sẽ cần nó mọi ngày, mọi khoảnh khắc. Điều đây là vợ bạn và đây là chồng bạn vẫn còn trong ý thức. Nếu bạn cứ quên đi mọi ngày, nó sẽ tạo ra khó khăn trong cuộc sống. Tên bạn và địa chỉ của bạn và số điện thoại của bạn...
Cho nên, mọi thứ, gần như chín mươi chín phần trăm, rơi vào trong tầng ngầm và biến mất mãi mãi. Nhưng nó vẫn còn đó ngấm ngầm. Nó có thể được gọi ra bằng phương pháp đặc biệt. Đó là điều người ta đang làm trong trị liệu nguyên thuỷ - họ đang cố gắng gợi lại tất cả những gì đã biến mất trong đường hầm của vô thức, để làm sống lại nó. Một khi nó được sống lại, bạn được tự do khỏi nó.
Điều các nhà trị liệu nguyên thuỷ đang làm bây giờ, Phật đã làm hai mươi nhăm thế kỉ trước.Và theo cách lớn lao hơn, theo cách sâu sắc hơn. Không chỉ với cuộc sống này - ông ấy đã làm nó với toàn thể quá khứ.
Bạn phải trải qua bụng mẹ lần nữa trong kí ức của mình. Thế rồi bạn phải quay lại tới cái chết đã xảy ra trong kiếp sống trước. Thế rồi lại đi tiếp vào lần sinh trong kiếp sống trước. Và theo cách này người ta cứ đi ngược lại mãi. Và bạn càng thực hành điều đó, bạn càng trở nên hiệu quả trong việc làm lộ ra tất cả các bí ẩn mà bạn đã từng mang.
Bạn đang đem một bản ghi lớn, và nếu bạn có thể sống lại nó, bạn sẽ có khả năng tìm ra vài bài học từ nó. Những bài học đó sẽ cực kì có giá trị. Chúng sẽ là việc giải thoát. Chúng sẽ giải thoát bạn khỏi quá khứ của mình.
Một khi bạn được giải thoát khỏi quá khứ, bạn được giải thoát khỏi tương lai nữa. Bởi vì thế thì chẳng còn lại cái gì để phóng chiếu. Một khi bạn được giải thoát khỏi các kiếp sống quá khứ của mình, bạn được giải thoát khỏi bản thân cuộc sống. Thế thì tất cả mọi ham muốn để níu bám lấy cuộc sống đều biến mất. Thế thì bạn không muốn được sinh ra lần nữa. Thế thì bạn không muốn níu bám. Thế thì bạn không sợ cái chết. Thế thì bạn không muốn bị giam hãm trong bất kì bụng mẹ nào, trong bất kì thân thể nào. Bạn không muốn được đầu thai lần nữa. Bạn sẽ như tự do tuyệt đối.
Việc học này có thể được thực hiện theo hai cách - hoặc trong khi bạn còn sống, học nó... Nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ trở thành vị phật, từ từ. Nếu bạn đã không làm điều đó, thế thì đi ngược lại và sống lại các kinh nghiệm quá khứ của bạn, các kiếp quá khứ của bạn.
Một sư hỏi Phật: trong hoàn cảnh nào thì có thể đi tới tri thức về quá khứ và hiểu đạo tối cao nhất?
Bởi vì trước hết bạn phải hiểu các kiếp sống quá khứ của mình, chỉ thế thì bạn mới có thể hỏi cách thức có ý nghĩa để thoát ra khỏi nó... lối ra ở đâu? đạo nào? Khi Phật nói về đạo, ông ấy ngụ ý lối ra. Bạn đã đi vào cuộc sống, bây giờ lối ra ở đâu?
Tôi đã nghe:
Mike đi tới Dublin lần cuối cùng và bạn anh ta Pat cho anh ta vài hướng dẫn về phải làm gì và nên đi đâu trong cái thành phố to đùng này.
'Tớ phải làm gì khi tớ đi tới sở thú?' Mike hỏi.
'Cậu nên cẩn thận với sở thú,' Pat khuyên. 'Cậu sẽ thấy những con vật hay hay nếu cậu tuân theo biển chỉ dẫn "Tới sư tử", hay "Tới voi", nhưng đừng để ý tới "Tới lối ra". Đấy là lừa gạt. Chính là ở bên ngoài tớ mới tìm thấy mình khi tớ đi tới nhìn vào nó.' né tránh nó lâu tới mức nó gần như trở thành vô hình đối với chúng ta. Chúng ta đã bỏ qua nó lâu tới mức nó gần như không tồn tại đối với chúng ta. Cho dù chúng ta có bắt gặp nó, chúng ta cũng sẽ không có khả năng nhận ra nó.
"Tới lối ra"... những từ này đã trở thành rất mờ nhạt; chúng đã gần như bị biến mất. Chúng ta chỉ biết lối vào cuộc sống, chúng ta không biết lối ra.
Lối vào tất nhiên chúng ta biết, bởi vì chúng ta đã đi vào nhiều lần rồi. Chúng ta cứ lặp đi lặp lại việc đi vào bụng mẹ. Ở đây bạn chết và ở kia bạn đi vào; gần như trong giây phút, nhiều nhất là trong vài ngày. Ở đây bạn chết... cho dù khi sắp chết, tâm trí bạn bắt đầu lập kế hoạch chỗ đi vào. Bạn còn chưa chết và bạn đã lập kế hoạch cho tương lai rồi - chỗ đi vào, cách đi vào. Tưởng tượng lại đã bắt đầu làm việc.
Nhớ lấy, chính bạn là người quyết định đi vào bụng mẹ, đó là lí do tại sao bạn đi vào. Bạn không bị ném vào nó đâu, bạn chọn nó đấy. Như lối vào tồn tại, thì lối ra cũng tồn tại vậy.
Sư này nói:
Trong hoàn cảnh nào thì có thể đi tới tri thức về quá khứ và hiểu đạo tối cao nhất?
Phật nói:
Những người thuần khiết trong tim và chỉ một mục đích đều có khả năng hiểu được đạo tối cao nhất.
Đó là điều chúng ta đã làm - chúng ta đã né tránh cánh cửa dẫn chúng ta ra khỏi cuộc sống. Chúng ta đã
Những người thuần khiết trong tim và chỉ một mục đích... Những người sống trong đầu mình sẽ thấy rất khó đi vào quá khứ, bởi vì cái đầu bao giờ cũng trong tương lai. Cái đầu thực sự là cơ chế lập kế hoạch cho tương lai. Nó bao giờ cũng đi lên trước bạn. Nó giống như ra đa.
Trên máy bay, bạn phải đã thấy ra đa rồi. Ra đa di chuyển phía trước máy bay. Đó là toàn thể ý nghĩa của nó... lên trước ba trăm hai mươi cây số, lên trước sáu trăm bốn mươi cây số. Trên ra đa, mây ở cách sáu trăm bốn mươi cây số bắt đầu xuất hiện. Bởi vì trong vài giây máy bay sẽ bay tới đó, cho nên phi công phải biết trước đó. Bởi vì nếu ông ấy đi tới biết chỉ khi ông ấy đã tới đó, thế thì điều đó sẽ quá muộn; tốc độ lớn thế.
Tâm trí là chiếc ra đa, đầu bạn là hệ thống ra đa. Nó cứ dò dẫm vào tương lai, nó cứ lập kế hoạch cho tương lai. Nó chưa bao giờ ở đây trong hiện tại cả. Và với quá khứ thì nó chẳng có liên quan gì cả; nó đã biến mất rồi.
Toàn thể mối quan tâm của cái đầu là vào tương lai. Cho dù thỉnh thoảng nó nhìn vào quá khứ, nó cũng chỉ nhìn để tìm ra vài manh mối cho tương lai. Cho dù nó muốn nhìn vào quá khứ, điều đó cũng như sự giúp đỡ để chuẩn bị cho tương lai. Nhưng mối quan tâm, trung tâm của mối quan tâm là tương lai.
Phật nói... thuần khiết trong tim và chỉ một mục đích. Những người không trong đầu nhưng ở trong tim, chỉ họ mới có thể đi vào trong các kiếp quá khứ. Trái tim ở rất gần với tầng ngầm vô thức, cái đầu ở xa nhất. Trái tim ở gần với trung tâm rốn của bạn hơn. Chỗ nào đó gần rốn là điểm tương ứng trong thân thể với vô thức của bạn. Bạn phải đi tới trái tim. Trái tim là ở lưng chừng giữa đầu và rốn.
Nếu bạn trở nên ngày một tràn đầy cảm nhận, tràn đầy trái tim, bạn sẽ trở nên có khả năng biết, có khả năng đi vào trong cái kho vĩ đại các kiếp quá khứ của mình. Nó không chỉ là cuốn tiểu sử của bạn đâu; nó là tiểu sử của toàn thể vũ trụ đấy. Bởi vì có thời bạn là cây, và dầu vậy trong tâm trí mình, sâu bên dưới trong vô thức, bạn đang mang tất cả những kí ức đó của việc là cây. Một ngày nào đó bạn đã là hổ, và một ngày nào đó bạn đã là mèo, và một ngày nào đó bạn đã là voi, và một ngày nào đó bạn đã là người, và hàng triệu kí ức có đó. Toàn thể vở kịch của cuộc sống đang có đó, dưới dạng rất cô đọng. Nếu bạn đi vào trong nó, nó bắt đầu diễn ra. Bạn có thể lại lắng nghe những âm thanh đó.
Đó là lí do tại sao trong thôi miên lại có thể có việc nếu bạn thôi miên một người và bảo người đó rằng bây giờ người đó đã trở thành hổ, thì người đó trở thành hổ. Bạn có thể đã thấy các nhà thôi miên làm điều đó trên sân khấu. Họ bảo một người, 'Anh đã trở thành đàn bà. Bây giờ bước đi!' Và người đàn ông này bước đi như đàn bà.
Điều đó rất khó, nhưng người đó xoay xở được. Người đó có thể chưa bao giờ bước đi như đàn bà. Bây giờ, làm sao người đó bỗng nhiên lại bước đi như đàn bà được? Điều đó rất khó, bởi vì đàn có cấu trúc thân thể hoàn toàn khác. Bởi vì bụng mẹ tồn tại trong thân thể côấy, cô ấy có một kiểu xương khác. Cô ấy đi theo cách khác. Chuyển động của cô ấy tròn trĩnh hơn và cân đối hơn. Cô ấy không thể chạy nhanh được. Đàn ông đi theo cách khác.
Nhưng dưới ảnh hưởng của thôi miên, đàn ông có thể bước đi như đàn bà, đàn bà có thể bước đi như đàn ông. Mà không chỉ có thế. Một người chưa bao giờ nghe một tiếng A rập hay La tinh hay tiếng Trung Quốc, lại có thể được khêu gợi ra dưới thôi miên để nói tiếng Trung Quốc. Và nếu việc thôi miên thực sự sâu, người đó có thể bắt đầu nói tiếng Trung Quốc. Đó là phép màu, và nhà thôi miên còn chưa có khả năng giải thích được điều đó. Làm sao mà giải thích được nó? Điều gì xảy ra vậy?
Lời giải thích là đơn giản nếu bạn hiểu giả thuyết của Phật. Phật nói - và điều đó được tất cả các bậc thầy phương đông đồng ý - rằng con người đã từng là mọi thứ trong kiếp sống quá khứ của mình. Bạn đã từng là người Trung Quốc, bạn đã từng là người Nhật Bản, bạn đã từng là người Đức, bạn đã từng là người Tây Tạng. Cho nên nếu ở đâu đó sâu trong kí ức của bạn, cuộc sống mà bạn đã sống như một người Trung Quốc vẫn còn đó, nó có thể được gợi ra dưới thôi miên. Nó có thể được làm lộ ra. Bạn có thể bắt đầu nói tiếng Trung Quốc. Bạn chưa bao giờ nghe một lời về nó, bạn chẳng biết gì về nó cả.
Con người là bao la. Nó không bị giới hạn vậy như bạn nghĩ đâu. Bạn nghĩ mình là người Hindu, hay người Mô ha mét giáo, hay người Ki tô giáo, hay người Ấn Độ, người Nhật Bản, hay người Trung Quốc. Đây chỉ là những biên giới trên tâm trí ý thức của bạn mà thôi. Ở vô thức, bạn là lãnh thổ vô hạn. Bạn là tất cả. Không chỉ là người Hindu và người Mô ha mét giáo và Ki tô giáo, mà thậm chí còn là hổ, là mèo là chuột, là sư tử, là cây, là đá, là mây. Bạn là bao la. Bạn là bao la như vũ trụ này.
Một khi bạn bắt đầu đi vào, bạn sẽ trở nên cực kì nhận biết rằng không giới hạn nào tồn tại cả. Tất cả mọi giới hạn đều là một loại niềm tin nào đó. Bạn tin, đó là lí do tại sao chúng có đó. Nếu bạn vứt bỏ chúng, chúng bắt đầu biến mất.
Những người thuần khiết trong tim và chỉ một mục đích...
Những người hướng tới tim nhiều hơn chỉ có một mục đích. Họ không bị trộn lẫn, họ không láu cá. Cái đầu rất láu cá. Cái đầu giống như con cáo - rất tính toán và rất tinh vi theo cách của nó. Nếu nó muốn cái gì đó, nó sẽ không bao giờ đi thẳng. Nếu nó muốn cái gì đó, nó sẽ đi dích dắc. Nó sẽ nói cái gì đó khác, nó sẽ làm cái gì đó khác. Nó sẽ muốn lấy cái gì đó khác. Cái đầu rất chính trị, ngoại giao.
Bạn có thể quan sát nó trong bản thân mình - cách cái đầu cứ dối trá, cách cái đầu cứ mang tính chính trị. Nó chẳng bao giờ đích thực. Nó không thể thế được. Trái tim mới đích thực. Nó không biết dối trá. Nó đi thẳng. Trái tim đi theo đường thẳng, cái đầu đi rất dích dắc.
Phật nói người muốn đi vào trong các kiếp quá khứ của mình sẽ cần tính duy nhất trong mục đích. Uốn éo sẽ không có tác dụng. Người đi theo đường thẳng, đơn giản, trực tiếp... có khả năng hiểu được đạo tối cao nhất. Những người này, người đơn giản, hướng trái tim, đơn lẻ, thẳng thắn, trực tiếp, tức khắc những người này dễ dàng đi vào.
Sự việc đã trở nên ngày một khó khăn hơn kể từ ngày Phật đi vào các kiếp sống quá khứ. Thời Phật đơn giản thế. Gần như mọi sannyasin đã được Phật điểm đạo đều trải qua các kinh nghiệm quá khứ, và cùng điều đó cũng đúng với Mahavira.
Có một câu chuyện nổi tiếng. Một hoàng tử nhận tính chất sannyas, đã được Mahavira điểm đạo. Nhưng ông ta đã sống gần như trong tiện nghi, giầu có, và bây giờ cuộc sống lại rất cơ cực cùng với Mahavira. Ông ta phải ở trần, ngủ trên sàn cứng mà không có quần áo. Điều đó thật khó khăn.
Đêm đầu tiên ông bắt đầu nghĩ tới việc bỏ dở nửa chừng; sống thế này không dành cho ông ta. Nhiều muỗi quá - như bao giờ cũng vậy ở Ấn Độ; chúng dường như là kẻ thù thường xuyên của thiền nhân. Ông ta không thể nào thiền được... nhiều muỗi thế... và ông ta lại ở trần nữa mà trời thì lạnh, còn cung điện nơi ông ta ngủ lại ngay ở giữa, và hàng trăm sannyasins đều ở đó. Cảđêm ông ta không thể nào ngủ được; mọi người tới rồi đi. Chỗ đó rất đông và ông ta chẳng bao giờ sống theo cách đó; điều đó không phải là cách sống của ông ta.
Thế là trong đêm ông ta bắt đầu cảm thấy rằng sáng hôm sau mình sẽ đi thôi. Chuyện kể rằng vào giữa đêm Mahavira tới chỗ ông ta. Ông ta ngạc nhiên. Ông ta nói, 'Sao thầy lại tới?'
Mahavira bảo ông ta, 'Ta đã quan sát ông. Ta biết khó khăn của ông. Nhưng điều này đã xảy ra trước đây rồi. Thực tế đây là lần thứ ba đấy. Ông đã được điểm đạo hai lần trước trong các kiếp sống khác và mọi lần ông đều bỏ đi.'
Ông ta nói, 'Thầy ngụ ý gì?' Và Mahavira nói cho ông ta một kĩ thuật thiền nào đó mà ông ấy gọi là jati smaran - phương pháp nhớ lại kiếp sống quá khứ. Và ông ấy bảo ông ta, 'Ông làm điều này cả đêm. Ngồi trong thiền và đến sáng, bất kì điều gì ông quyết định...'
Ông ta đi vào kiếp sống quá khứ của mình. Điều đó dường như rất đơn giản, nó phải như vậy. Mọi người phải đều đơn giản. Ông ta đã đi vào trong kiếp sống quá khứ của mình dễ dàng thế. Và đến trước khi sáng ông ta đã đạt tới; ông ta tràn đầy ánh sáng mới. Ông ta chạm chân Mahavira ông ta nói, 'Tôi đã quyết định ở lại. Thế là đủ rồi. Tôi đã nhìn vào trong... Vâng, thầy đúng. Tôi còn có thể cứ lặp lại điều đó mãi bao lâu nữa? Đã nhận tính chất sannyas rồi bỏ nó thì thật là đáng hổ thẹn; điều đó còn thấp hơn nhân phẩm.
'Không, với một chiến binh như tôi mà sợ muỗi, sợ những điều bất tiện nhỏ bé thì thật không phải. Nhưng thầy đúng. Hai lần điều đó đã xảy ra theo cùng cách. Tôi đã được điểm đạo và đêm đầu tiên tôi đã bị quấy rối, và sáng hôm sau tôi đã bỏ đi. Và tôi cứ làm điều đó mãi. Tôi biết ơn thầy vì thầy đã nhắc nhở tôi. Bằng không thì tôi đã phạm phải cùng một điều lặp lại, cứ tưởng rằng tôi đang làm điều này lần đầu tiên.'
Tất cả các sannyasins của Phật và Mahavira đều phải trải qua jati smaran, qua kí ức về tất cả các kiếp quá khứ. Ngày nay điều đó đã trở thành rất khó. Khó, bởi vì cái đầu đã trở nên rất nặng. Cái đầu nặng thế và năng lượng lại bị cái đầu độc quyền nhiều tới mức nó không tuôn chảy vào tim chút nào. Và con đường hướng tới các kiếp sống quá khứ lại đi qua trái tim.
Cho nên nếu bạn muốn nhớ tới các kiếp sống quá khứ - và đó là một kinh nghiệm lớn, rất hiển lộ và rất giải thoát - bạn sẽ phải sống trong vài tháng và hàng hàng năm một cuộc sống rất thật thà... cuộc sống của cảm xúc. Đừng cho phép tư duy của bạn chi phối mình; cứ để cho cảm xúc làm cân bằng nó. Đừng cho phép logic được độc tài; để tình yêu quyết định. Và dần dần bạn sẽ thấy - các con đường của trái tim rất đơn giản. Và chúng bao giờ cũng chỉ một mục đích.
Khi trái tim rơi vào tình yêu với ai đó, thế thì không có vấn đề gì; thế thì đối thể yêu của bạn là đối thể yêu duy nhất đối với bạn. Khoảnh khắc trái tim đã rơi vào trong tình yêu với người đàn bà, thế thì đó là người đàn bà duy nhất trên thế giới. Thế thì tất cả các đàn bà đều đã biến mất đối với bạn. Trái tim chỉ có một mục đích. Nhưng nếu cái đầu mà rơi vào tình yêu - thực tế nó chẳng rơi vào tình yêu đâu, nó đơn giản giả vờ thôi - thế thì lại khó khăn. Thế thì bất kì đàn bà nào đi qua trên phố cũng đều hấp dẫn bạn, khêu gợi bạn. Thế thì bất kì người có ảnh hưởng nào đi qua cũng đều làm phân tán bạn. Tình yêu biết mục đích duy nhất bởi vì yêu thực sự là của trái tim.
Nếu bạn ở đây cùng tôi qua trái tim, thế thì đó là mối quan hệ hoàn toàn khác. Thế thì điều đó sẽ mang tính vĩnh hằng. Thế thì tôi có thể chết, bạn có thể chết, nhưng mối quan hệ không thể chết.
Nhưng nếu nó chỉ là của cái đầu, nếu bạn đơn giản bị thuyết phục bởi điều tôi nói, không bị thuyết phục bởi điều tôi là... nếu bạn chỉ bị thuyết phục bởi điều tôi nói - logic của tôi, luận cứ của tôi - thế thì mối quan hệ này rất tạm thời. Ngày mai bạn sẽ bị thuyết phục bởi ai đó khác. Ngày mai ai đó khác có thể cho bạn luận cứ hay hơn. Thế thì nó biến mất.
Mới hai đêm trước một thanh niên từ phương Tây tới, chồng của một sannyasin. Tôi hỏi anh ta, 'Bạn có điều gì để nói với tôi không? Sao bạn lại tới với tôi?'
Anh ta nói, 'Vợ tôi bảo tôi tới thầy.'
Tôi nói, 'Thế thì chẳng đáng tới - bởi vì vợ bạn bảo bạn tới tôi nên bạn đã tới... Việc tới của bạn là rất ngẫu nhiên. Bạn phải không tới tôi chứ. Bạn đơn giản đang làm nghĩa vụ với vợ bạn. Thế thì đừng làm phí thời gian của tôi. Bạn có thể làm nghĩa vụ với vợ bạn theo nhiều cách khác. Đây không phải là cách đâu.'
Thế rồi anh ta nghe tôi, tôi nói với vợ anh, và rồi đến cuối anh ta nói, 'Tôi đang nghĩ nhận tính chất sannyas.'
Tôi hỏi anh ta, 'Nghĩ à? Thế thì điều đó sẽ khó đấy. Cho dù bạn có được thuyết phục bằng suy nghĩ, bạn có thể trở thành một sannyasin bên ngoài; bên trong bạn sẽ không bao giờ là sannyasin cả, bởi vì điều đó sẽ là chuyện của cái đầu. Tính chất sannyas không phải là thuyết phục về logic, nó là chuyển đổi trong tình yêu.'
Nhưng anh ta không thể hiểu được. Anh ta nói, 'Tôi sẽ nghĩ về điều đó.'
Nếu anh ta tới, thế nữa anh ta sẽ không tới đâu. Bởi vì anh ta sẽ tới chỉ vì anh ta bị thuyết phục, cái đầu anh ta bị thuyết phục. Anh ta sẽ không bị thuyết phục bởi tôi, anh ta sẽ bị thuyết phục chỉ bởi cái đầu của anh ta, hay có thể bởi vợ anh ta. Vợ có thể thuyết phục anh ta. Cô ấy đã thuyết phục anh ta từ châu Âu tới đây, cho nên cô ấy có thể thuyết phục anh ta thay đổi quần áo nữa. Anh ta có thể tìm ra cách hợp lí hoá nào đó, nhưng toàn thể vấn đề là lạc lõng.
Chừng nào bạn còn chưa tới tôi qua trái tim, bạn đừng tới vội. Chừng nào bạn còn chưa đạt tới tôi qua trái tim, bạn còn chưa đạt tới cái gì cả. Nhớ điều đó. Tôn giáo là cái gì đó xảy ra trong quá trình cảm xúc của bạn. Nó chẳng liên quan gì tới việc nghĩ của bạn.
Cho nên Phật nói, nếu bạn nhìn vào các kiếp quá khứ của mình và bạn thấy đi thấy lại mình, níu bám lấy cuộc sống, níu bám lấy thèm khát, tham vọng, bản ngã, tham lam, ghen tị, sở hữu - đấy là những con đường bạn đã tới lặp đi lặp lại. Đấy cũng là những con đường đi ra.
Nếu tham lam là con đường đi vào, không tham là con đường đi ra. Nếu bản ngã là con đường đi vào, vô ngã là con đường đi ra. Nếu thèm khát, ham muốn, đam mê là con đường đi vào, thế thì không đam mê, không ham muốn hay vô ham muốn là con đường đi ra.
Điều đó giống như đánh bóng chiếc gương, chiếc gương trở nên sáng khi bụi bị gạt bỏ đi. Gạt bỏ đam mê của ông và không có khao khát và quá khứ sẽ được lộ ra cho ông.
...thuần khiết trong tim và chỉ một mục đích đều có khả năng hiểu được đạo tối cao nhất.
Và một khi bạn đã thấy các kiếp sống quá khứ của mình, bỗng nhiên bạn thấy đường ra. Bởi vì biết bao nhiêu lần bạn đã tới lặp đi lặp lại. Con đường đi tới cũng thực là con đường đi ra đấy. Bạn chỉ phải đi theo chiều ngược lại thôi.
Con đường là một. Lối vào và lối ra không phải là hai. Hướng đi mới khác. Khi bạn đi vào nhà, bạn đi vào cùng cửa. Bạn đi ra khỏi nhà - bạn đi ra cùng cánh cửa đó. Chỉ hướng đi là khác thôi.
Cho nên Phật nói ba điều. Thứ nhất, thuần khiết trong trái tim, rồi một mục đích duy nhất, và thứ ba, ông ấy nói rằng tâm thức bạn bị ồn ào huyên náo nhiều tới mức tấm gương của bạn không phản xạ được. Bằng không thì bạn đã có tấm gương đẹp với sáng tỏ thấu suốt tới mức dù bạn di chuyển tấm gương tâm thức của bạn đi bất kì đâu, bạn đều có khả năng thấy mọi thứ tồn tại trong chiều hướng đó.
Nếu bạn chuyển tấm gương của mình về quá khứ, toàn thể quá khứ, trong cái toàn bộ, sẽ được hiển lộ ra cho bạn. Nếu bạn chuyển tấm gương tới tương lai, toàn thể tương lai sẽ được hiển lộ ra cho bạn. Nếu bạn chuyển tấm gương tới hiện tại, toàn thể hiện tại sẽ được hiển lộ ra cho bạn. Tâm thức của bạn là chìa khoá của bạn.
hành nó. Mới chỉ nhận ra thì cũng chưa ích gì. Chỉ bằng nhận ra, điều đó sẽ không làm biến đổi bạn. Bạn phải bước đi, bạn phải theo kỉ luật.
Điều đó giống như đánh bóng chiếc gương, chiếc gương trở nên sáng khi bụi bị gạt bỏ đi. Tốt là thực hành đạo và đi theo chân lí.
Quá nhiều bụi của suy nghĩ, quá nhiều bụi của ấn tượng, đang bao phủ tấm gương của bạn. Bạn đã hoàn toàn quên mất - tấm gương trông như viên gạch. Lau nó đi, rửa nó đi - đó là điều chúng ta đang làm trong thiền. Đấy chỉ là nỗ lực để lau sạch tấm gương sao cho nó phản chiếu bất kì cái gì đang đấy.
Bạn đã có tầm nhìn về chân lí. Nó còn rất xa như ngôi sao xa xăm. Tầm nhìn rõ ràng... nhưng khoảng cách lại lớn. Bạn phải đi theo, bạn phải đi tới nó dần dần, từ từ. Bạn phải chuẩn bị cho cuộc hành trình. Điều này Phật gọi là tốt. Điều này chính là đức hạnh.
Và vĩ đại là trái tim trong hài hoà với đạo. Gạt bỏ đam mê của ông và không có khao khát và quá khứ sẽ được lộ ra cho ông.
Một sư hỏi Phật: Cái gì là tốt và cái gì là vĩ đại? Phật trả lời:
Tốt là thực hành đạo và đi theo chân lí. Vĩ đại là trái tim trong hài hoà với đạo.
Định nghĩa về vĩ đại của ông ấy cực kì hay. Hiểu nó sâu sắc nhất có thể được đi. Tốt là thực hành đạo và đi theo chân lí...
Trước hết người ta phải biết đạo - không tham lam, không bạo hành, không ham muốn. Theo một cách nào đó, tất cả đều là phủ định. Bởi vì bất kì cái gì bạn biết là khẳng định thì đều đã là cánh cửa đi vào. Bỏ cái khẳng định và bạn sẽ thấy cửa đi ra.
Tốt là thực hành đạo... Phật nói, với việc biết đạo, với việc nhận ra đạo trong tâm thức trong trẻo, tựa tấm gương, điều đầu tiên mà người ta phải làm là thực
Khi bạn thực hành, nhất định có chút ít tranh đấu. Khi bạn đưa mình vào kỉ luật, nhất định có chút ít xung đột, bởi vì thói quen cũ sẽ tới trên đường. Bạn bao giờ cũng đã tham lam, bây giờ bỗng nhiên bạn quyết định không tham nữa. Toàn thể quá khứ sẽ tới trên đường, sẽ làm bạn phân tán. Thói quen cũ sẽ cứ sở hữu bạn lặp đi lặp lại; bạn sẽ cứ quên và vẩn vơ hoài. Nhất định có tranh đấu.
Cho nên Phật nói điều đó là tốt nhưng không vĩ đại. Vĩ đại là người có cuộc tranh đấu đã trôi qua rồi, người có kỉ luật cũng đã trôi qua rồi. Người đơn giản tự phát đi hoà hợp với đạo là người vĩ đại. Đó là điều Phật gọi là vĩ đại - trong hài hoà. Người đó buông xuôi tới mức bây giờ điều đó là tự nhiên với người đó.
Không ham muốn đã trở thành tự nhiên cho người đó cũng như ham muốn thông thường là tự nhiên. Không tham vọng đã trở thành tự nhiên như việc tham vọng là tự nhiên cho mọi người. Mọi người mang thói quen sống trong không hoà hợp với đạo, còn người đó trở nên hoà hợp một cách tự nhiên.
Pythagoras gọi trạng thái này là hài hoà. Đó là từ đúng - trong hài hoà. Hài hoà, trong hoà hợp... Lão Tử gọi điều này là Đạo. Phật gọi nó là pháp.
Sống trong hoà hợp... dường như bạn không bơi, không tranh đấu; bạn hoàn toàn thảnh thơi và nổi cùng dòng sông. Bạn là một với dòng sông tới mức thậm chí không có hơi chút khoảng cách giữa bạn và dòng sông. Bạn không có ham muốn nào của mình, bạn không có mục đích riêng nào. Bạn đi cùng dòng sông ra đại dương.
Con người của hài hoà, hoà hợp, Đạo, pháp, là việc nở hoa đẹp nhất trên thế giới này. Người đó là bông hoa sen của tâm thức.
Vĩ đại là trái tim trong hài hoà với đạo.
Nhưng điều đó không thể xảy ra ngay lập tức được. Trước hết bạn sẽ phải có kỉ luật, và rồi bạn sẽ phải vứt bỏ kỉ luật nữa. Trước hết bạn sẽ phải làm nó thành điểm để thảnh thơi, và thế rồi bạn sẽ phải quên đi việc thảnh thơi nữa. Trước hết bạn sẽ phải tranh đấu với các thói quen cũ, thâm căn cố đế, và một khi bạn đã vượt qua chúng, bạn còn phải vứt bỏ các thói quen mới mà bạn đã phải tạo ra trong khi tranh đấu với thói quen cũ. Trước hết bạn phải thiền, thế rồi một ngày nào đó bạn phải vứt bỏ cả thiền nữa.
Thiền là tốt. Vứt bỏ thiền là vĩ đại. Là thánh nhân là tốt, là linh thiêng là vĩ đại. Là người tốt là tốt, nhưng không vĩ đại. Bởi vì người tốt vẫn mang tranh đấu tinh vi với cái xấu. Người đó thường xuyên xung đột với cái ác, với cái ác bên trong bản thân mình. Người đó không thoải mái, người đó không thể thảnh thơi được. Người đó biết rằng nếu mình thảnh thơi, thì cái cũ, quá khứ, lại lớn và mạnh lên và người đó sẽ bị chiếm hữu, và người đó sẽ bị lấy mất cân bằng. Người đó phải liên tục giữ cho mình cân bằng. Người tốt, thánh nhân, vẫn không phải trong hoà hợp tuyệt đối. Người đó cố gắng vất vả, người đó đang cố gắng tối đa, và cũng phải ca ngợi rằng người đó đang cố gắng - đó là lí do tại sao Phật gọi người đó là tốt.
Cho nên đừng bao giờ được thoả mãn bởi tốt. Nhớ lấy, là vĩ đại mới là mục đích... sống trong hoà hợp sâu sắc tới mức bạn đơn giản biến mất và chỉ pháp còn lại, chỉ Đạo còn lại, chỉ tự nhiên còn lại. Bạn chỉ là con sóng trong đại dương và bạn không tồn tại tách biệt. Sự tồn tại tách biệt của bạn, cái ngã của bạn, phải bị vứt bỏ.
Người xấu có cái ngã. Cái ngã được tạo ra bằng tranh đấu, chống lại luật, chống lại tự nhiên. Người xấu có cái ngã. Người đó tạo ra cái ngã bằng việc tranh đấu chống lại pháp. Bất kì cái gì tốt, người đó tranh đấu chống lại nó và tạo ra cái ngã. Người tốt cũng có cái ngã. Người đó tranh đấu chống lại thói quen xấu của mình mà người đó đã tạo ra trong quá khứ. Bởi vì tranh đấu, người đó cũng có cái ngã.
Người xấu có bản ngã, người tốt có bản ngã. Bản ngã của người xấu dựa trên việc ác của người đó. Bản ngã của người tốt dựa trên đức hạnh của người đó. Nhưng cả hai đều có bản ngã.
Người vĩ đại là người bản ngã đã biến mất, người hoàn toàn được chìm ngập, hội nhập vào cái toàn thể. Được hội nhập như vậy vào cái toàn thể, được hài hoà như vậy, là mang tính vĩ đại. Đó là điều được yêu cầu. Đó là điều phải được nhớ tới liên tục. Đừng bao giờ mất cái nhìn về nó.
Cuộc sống chỉ là việc huấn luyện. Người ta phải trở nên siêu việt tới mức thậm chí tốt cũng không thoả mãn. Người ta phải liên tục sống trong không bằng lòng thiêng liêng để đạt tới siêu việt xuất sắc này nơi bạn mất đi và chỉ cái toàn thể hiện hữu... khi bạn đã hoàn toàn buông xuôi, khi bạn đã nhường đường cho cái toàn thể... bạn đã trở thành chỉ là không gian.
Nếu bạn không muốn dùng thuật ngữ của Phật giáo, bạn có thể gọi nó là buông xuôi theo thượng đế. Bạn trống rỗng tới mức thượng đế có thể giáng xuống bạn. Nếu bạn muốn dùng thuật ngữ Phật giáo, thế thì ông ấy nói, bạn không có đó - bây giờ chỉ luật vận hành, bây giờ chỉ pháp, Đạo liên tục vận hành. Vận hành trong hài hoà như vậy là phúc lạc, Sat-chitanand.