Osho - Kinh Kim Cương
Chương 11. Người hoàn toàn chứng ngộ
Phật hỏi: ‘‘Subhuti, ông nghĩ sao, ông có cho rằng Như Lai
“đã từng nói Pháp chăng”? ‘ Subhuti, bất kì ai mà nói, “Như lai đã nói Pháp”,
thì người đó sẽ nói sai, người đó hiểu sai ta bởi việc chỉ nắm được cái không
có đó. Tại sao vậy?
‘Bởi vì ngay cả một pháp nhỏ nhất cũng không tìm được hay nhận
được. Vì thế mà mới gọi là “chứng ngộ hoàn hảo, chính đẳng chính giác”. Lại nữa,
Subhuti, tự mọi vật đều là pháp và chẳng có gì trong đó khác biệt. Do đó mới được
gọi là “chứng ngộ hoàn hảo chính đẳng chính giác”. Tự mọi vật qua việc thiếu vắng
cái ta, cái người, linh hồn, mạng sống và chứng ngộ hoàn hảo chính đẳng chính
giác được biết đầy đủ như sự toàn bộ của tất cả pháp.
‘Ông nghĩ sao, Subhuti, ông có cho rằng Như lai “đã đem lại
giải thoát cho chúng sinh” không? Đừng nghĩ như thế, Subhuti! Tại sao vậy? Vì
chẳng có chúng sinh nào mà Như Lai đã giải thoát cả.’
Lại nữa Phật đã dạy nhân đoạn kệ sau: ‘Nếu dùng sắc thấy ta,
Nếu dùng âm thanh cầu ta, Họ đều cố gắng sai, Không thể thấy
Như Lai.’
Từ Pháp người ta thấy các vị phật, Từ Pháp - thân có hướng dẫn
của họ.
Vậy mà bản tính đúng đắn của Pháp không thể nào được thấy
rõ,
Và không ai có thể ý thức về nó như một vật.’
‘Bất kì ai nói rằng Như Lai đi hay đến, đứng, ngồi hay nằm,
người đó đều không hiểu ý nghĩa của giáo huấn ta. Tại sao vậy? ‘Như Lai’ là tên
gọi cho người chẳng đi đâu cả, không đến đâu cả. Do vậy mới gọi là “Như Lai,
Alahán, người hoàn toàn chứng ngộ.
Tóm tắt lại:
Phật nói:
Như Lai nói đúng sự thật, không có gì khác hơn.
Như Lai không nói sai.’
‘Subhuti, Như Lai đồng nghĩa với phản ánh như thế.’
Từ ‘phản ánh như thế’ có tầm quan trọng mênh mông trong cách
tiếp cận của Phật tới thực tại. Từ ‘phản ánh như thế’ là quan trọng trong Phật
giáo như từ ‘Thượng đế’ trong các tôn giáo khác.
Danh từ Phật giáo dành cho phản ánh như thế là tathata. Nó
có nghĩa là, "thấy mọi vật như thế, đừng có thái độ nào, đừng nêu ý kiến
nào, đừng phán xét hay kết án." Thiền của Phật giáo bao gồm việc phản ánh
như thế. Phương pháp này là rất thực tế và đi rất sâu. Phật đã nói với các đệ tử
của ông ấy, "Quan sát mọi thứ như nó hiện thế, không can thiệp." Chẳng
hạn, bạn đau đầu. Khoảnh khắc bạn để ý đến nó, lập tức ý kiến đi vào rằng điều
này là không tốt: "Sao mình cứ phải bị đau đầu cơ chứ? Mình phải làm gì
bây giờ với nó đây?" Bạn lập tức lo nghĩ, bạn đã lấy một ý kiến, bạn đang
chống lại nó, bạn bắt đầu kìm nén nó. Hoặc bạn phải kìm nén nó về mặt hoá học,
qua thuốc aspirin hay thuốc giảm đau, hay bạn phải kìm nén nó trong tâm thức -
bạn không nhìn vào nó, bạn gạt nó sang bên. Bạn tham dự vào cái gì đó khác, bạn
muốn được phân tán vào cái gì đó khác để cho bạn có thể quên nó. Nhưng theo cả
hai cách bạn đều bỏ lỡ phản ánh như thế.
Phật sẽ gợi ý gì? Phật nói chú ý kép: "Đau đầu, đau đầu."
Đừng cảm thấy thù địch với nó; không thân thiện cũng chẳng đối kháng. Chỉ lấy một
chú ý đơn giản, dường như nó chẳng liên quan gì tới bạn: "Đau đầu, đau đầu."
Và vẫn còn không bị xáo trộn, không bị phân tán, không bị ảnh hưởng bởi nó,
không có ý kiến nào.
Thấy đúng vấn đề. Ngay lập tức chín mươi phần trăm đau đầu
biến đi... Vì đau đầu không phải là đau đầu thực - chín mươi phần trăm nảy sinh
từ ý kiến đối kháng. Ngay lập tức bạn sẽ thấy rằng phần lớn hơn của nó không
còn đó nữa.
Và một điều nữa cũng nên chú ý: sớm hay muộn bạn sẽ thấy rằng
đau đầu biến vào trong cái gì đó khác - có thể bây giờ bạn cảm thấy giận dữ. Điều
gì đã xảy ra? Nếu bạn kìm nén đau đầu thì bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra được
thông báo thực sự của nó là gì. Đau đầu có đó chỉ như một chỉ báo rằng bạn đang
đầy những giận dữ trong khoảnh khắc này và giận dữ đang tạo ra căng thẳng trong
đầu do đó mới có đau đầu. Nhưng bạn quan sát, bạn đơn giản chú ý đến nó -
"Đau đầu, đau đầu" - bạn vẫn còn vô tư, khách quan.
Thế thì cái đau đầu biến mất. Và cái đau đầu cho bạn một
thông báo rằng "tôi không phải là cái đau đầu, tôi là giận dữ." Bây giờ
Phật nói chú ý lần nữa: "Giận dữ, giận dữ." Bây giờ bạn đừng trở nên
giận dữ với cơn giận, bằng không lần nữa bạn lại bị mắc bẫy và bạn sẽ lỡ phản
ánh như thế. Nếu bạn nói, "Giận dữ, giận dữ," thì chín mươi phần trăm
giận dữ sẽ trôi qua ngay lập tức. Đây là phương pháp rất thực tế. Và mười phần
trăm còn lại sẽ đưa ra thông báo của nó. Bạn có thể nhận ra rằng nó không phải
là giận dữ, nó là bản ngã. Chú ý lần nữa: "Bản ngã, bản ngã" - và cứ
thế mãi. Điều này được nối với điều kia, và bạn càng đi sâu hơn, bạn càng tới gần
hơn với nguyên nhân ngọn nguồn. Và một khi bạn đã đến nguyên nhân ngọn nguồn
thì dây chuyền bị phá vỡ - không còn gì ngoài nó nữa.
Một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn chú ý đến móc xích cuối cùng
trong dây chuyền, và rồi cái không. Thế thì bạn đã thoát ra khỏi toàn bộ dây
chuyền, và sẽ nảy sinh thuần khiết vĩ đại, im lặng vĩ đại. Im lặng đó được gọi
là phản ánh như thế.
Điều này phải được thực hành liên tục. Đôi khi có thể xảy ra
là bạn quên mất, và bạn có ý kiến một cách vô ý thức, máy móc. Thế thì Phật nói
nhớ lại: "Ý kiến, ý kiến." Bây giờ đừng bị phân tán bởi điều này - rằng
bạn đã có ý kiến. Đừng bị thất vọng rằng bạn đã bị lỡ. Chỉ cần chú ý: "Ý
kiến, ý kiến," và bỗng nhiên bạn sẽ thấy - chín mươi phần trăm của ý kiến
này đi đâu mất, mười phần trăn còn lại, và điều đó đưa ra thông báo của nó cho
bạn. Thông báo của nó là gì vậy? Thông báo là ở chỗ có kiềm chế nào đó, điều
kiêng kị nào đó; từ điều kiêng kị đó mà ý kiến đã nảy sinh.
Ham muốn dục tới trong tâm trí và lập tức bạn nói, "Điều
này xấu." Đây là ý kiến. Tại sao nó lại xấu? - vì bạn đã được dạy nó là xấu;
nó là điều kiêng kị. Chú ý: "Kiêng kị, kiêng kị," và tiếp tục.
Đôi khi cũng sẽ xảy ra là bạn đã phán xét - không chỉ phán
xét, bạn đã đưa ra ý kiến; không chỉ đưa ra ý kiến, bạn đã trở nên thất vọng rằng
bạn đã lỡ. Thế thì chú ý nữa: "Thất vọng, thất vọng," và lại tiếp tục.
Bất kì khi nào bạn trở nên có ý thức, tại bất kì điểm nào, từ
đó chú ý - chỉ một chú ý đơn giản - và bỏ đấy cho toàn bộ vấn đề. Chẳng bao lâu
bạn sẽ thấy tâm trí vướng víu không còn bị vướng víu như nó vẫn thế. Mọi thứ bắt
đầu tan biến, và sẽ có những khoảnh khắc của phản ánh như thế, tathata, khi bạn
sẽ đơn giản có đó và sự tồn tại cũng có đó và không có ý kiến nào giữa bạn và sự
tồn tại. Tất cả đều không bị xáo trộn bởi ý nghĩ, không bị ô nhiễm bởi ý nghĩ.
Sự tồn tại có đấy, nhưng tâm trí đã biến mất. Trạng thái đó của vô trí được gọi
là phản ánh như thế.
Phật nói: Như Lai là đồng nghĩa với phản ánh như thế. Đồng
nghĩa - không phải là ông ấy có phẩm chất của phản ánh như thế, ông ấy là việc
phản ánh như thế.
Và Phật nói: Như Lai nói đúng với thực tại. Ông ấy không thể
làm khác được. Không phải là ông ấy chọn việc nói phù hợp với thực tại - không
có chọn lựa. Bất kì cái gì thực đều được nói qua ông ấy. Không phải là ông ấy
chọn rằng "Cái này thực và ta nên nói cái này. Còn cái kia không thực và
ta sẽ không nói cái kia." Nếu chọn lựa đó đã nảy sinh thì bạn vẫn chưa là
vị phật.
Một Như Lai nói ra từ việc không chọn lựa. Cho nên không phải
là Như Lai nói ra chân lí; trong thực tế điều ấy nên được nói theo cách này, rằng
bất kì cái gì được Như Lai nói ra đều là chân lí. Ông ấy nói tương ứng với thực
tại. Trong thực tế, thực tại nói qua ông ấy. Ông ấy chỉ là phương tiện trung
gian, cây trúc hổng. Thực tại hát bài ca của nó qua ông ấy, ông ấy không có bài
ca nào của riêng mình. Tất cả các ý kiến của ông ấy đã biến mất và bản thân ông
ấy đã biến mất. Ông ấy là không gian thuần khiết. Chân lí có thể đi qua ông ấy
vào thế giới, chân lí có thể giáng xuống qua ông ấy vào thế giới. Ông ấy... nói
chân lí, ông ấy nói về cái đang đó,
Yatha bhuta - bất kì cái gì cũng là cảnh ngộ, ông ấy nói.
Ông ấy không có tâm trí về nó, ông ấy chưa bao giờ can thiệp. Ông ấy không vứt
bỏ cái gì, ông ấy không thêm cái gì. Ông ấy là tấm gương: bất kì cái gì tới trước
tấm gương, tấm gương đều phản xạ. Tính phản xạ này là phản ánh như thế.
‘Subhuti, Như Lai đồng nghĩa với phản ánh như thế.’
Và tại sao ông ấy nói "phản ánh như thế"? Phải
chăng có cái gì phản ánh không đúng như thế nữa? Có đấy. Bạn có thể thực hành.
Bạn có thể thực hành, bạn có thể trau dồi phẩm chất nào đó gọi là phản ánh như
thế, nhưng điều đó sẽ không đúng. Phản ánh như thế không phải do trau dồi, tự
nó tới.
Chẳng hạn, tôi ngụ ý gì khi tôi nói bạn có thể trau dồi được?
Bạn có thể quyết định, "Tôi sẽ chỉ nói chân lí, cho dù bất kì hậu quả gì.
Thậm chí tôi có mất mạng thì tôi vẫn cứ nói ra chân lí." Và bạn nói ra
chân lí - nhưng điều này không phải là phản ánh như thế, đấy là quyết định của
bạn. Cái phi chân lí nảy sinh trong bạn. Bạn cứ ấn cái phi chân lí xuống. Bạn
nói, "Tôi đã quyết định rằng thậm chí có nguy hiểm cho tính mạng tôi thì
tôi vẫn cứ là đúng." Đấy là nỗ lực. Chân lí đã trở thành uy tín của bạn.
Trong thâm tâm bạn đang thèm khát là kẻ tử vì đạo. Trong thâm tâm bạn muốn để
toàn thế giới biết rằng bạn là con người chân lí, rằng bạn đã sẵn sàng hi sinh
cuộc sống mình cho nó; bạn là con người vĩ đại, một mahatma. Và bạn hi sinh cuộc
sống của mình, nhưng đấy không phải là phản ánh như thế.
Phản ánh như thế không hề biết gì về chọn lựa cả. Bạn đơn giản
là công cụ của thực tại. Bạn không đi vào, bạn không đứng ở giữa; bạn đơn giản
đã rút lui bản thân mình. Tấm gương không quyết định, "Người này đang đứng
trước ta. Ta đang phô bầy cho người đó bộ mặt thực của người đó, dù bất kì hậu
quả nào. Ngay cả nếu người đó có ném đá vào ta - vì người đó xấu thế; người đó
có thể giận dữ - nhưng ta vẫn cứ phô bầy cho người đó bộ mặt thật của người
đó."
Nếu tấm gương nghĩ theo cách đó, thế thì tấm gương không còn
là tấm gương nữa - tâm trí đã len vào. Đấy không còn là việc soi gương nữa, đấy
là quyết định của người đó. Thuần khiết đã mất. Nhưng tấm gương thì đơn giản có
đó; nó không có tâm trí; vị Phật cũng như vậy. Đó là lí do tại sao Phật dùng từ
phản ánh "đúng" như thế.
Cách thiền Phật giáo này là về việc chú ý - thử nó, chơi đùa
với nó đi. Tôi không thể nói thực hành về nó. Tôi chỉ có thể nói chơi đùa với
nó. Khi ngồi, khi đi, đôi khi nhớ về nó - chỉ chơi đùa với nó. Và bạn sẽ ngạc
nhiên rằng Phật đã trao cho thế giới một trong những kĩ thuật vĩ đại nhất để thấm
nhuần vào cốt lõi sâu thẳm của mình.
Phân tâm không đi được đến độ sâu ấy. Điều đó cũng còn phụ
thuộc vào cái gì đó giống thế này - liên kết tự do của ý nghĩ - nhưng vẫn còn hời
hợt, bởi vì sự hiện diện của người khác là cản trở. Nhà phân tâm vẫn đang ngồi
đó; cho dù ông ta ngồi sau tấm màn, nhưng bạn biết ông ta ở đó. Chính tri thức
về ai đó đang có đó, là cái cản trở. Bạn không thể là tấm gương thực, vì sự hiện
diện của người khác không thể cho phép bạn cởi mở hoàn toàn. Bạn có thể cởi mở
hoàn toàn chỉ với cái ta riêng của mình.
Phương pháp của Phật đi sâu hơn nhiều vì nó không cần phải
có bất kì ai khác bảo cho bạn. Bạn chỉ phải rút ra chú ý ở bên trong. Nó là chủ
quan mà cũng là khách quan. Hiện tượng này phải xảy ra trong chủ quan của bạn,
nhưng bạn phải vẫn còn khách quan.
Chỉ cần chú ý, và cứ chú ý dường như điều đó không phải là
việc của bạn, dường như nó không xảy ra cho bạn, dường như bạn đã được chỉ định
làm một việc nào đó: "Đứng ở góc này đường và chú ý đến bất kì ai đi qua.
Một người đàn bà, thì là một người đàn bà. Một con chó, thì là một con chó. Một
chiếc xe, thì là một chiếc xe." Bạn chẳng có gì phải làm, bạn không tham dự.
Bạn tuyệt đối tách biệt, đứng xa.
Bạn có thể chuyển từ vật này sang vật khác, và một khoảnh khắc
sẽ tới khi bạn đạt đến chính nguyên nhân của dây chuyền nào đó. Và có nhiều dây
chuyền trong con người bạn; hàng nghìn mạch xoắn xuýt lẫn nhau. Bạn đã trở
thành đống lộn xộn. Bạn sẽ phải lần theo từng mạch, dần dần, và bạn sẽ đi tới đầu
cuối của từng mạch. Một khi đã tới đầu cuối thì dây chuyền đó biến mất khỏi con
người bạn. Bạn đỡ nặng gánh hơn.
Dần dần, rồi một ngày sẽ xảy ra - tất cả các mạch đó biến mất,
vì bạn đã nhìn vào tất cả các nguyên nhân gây ra chúng. Chúng là hậu quả. Rồi một
ngày, khi tất cả các nguyên nhân đã được
nhìn vào, bạn quan sát mọi thứ - tất cả các trò chơi của tâm trí vẫn thường
chơi trên bạn, tất cả các mẹo mực và trò xảo trá về nó, tất cả những lừa dối và
trò tinh quái - toàn bộ tâm trí biến mất, dường như nó chưa bao giờ có đó.
Có một câu kinh nổi tiếng mà Phật đã nói về tâm trí, về cuộc
sống, về sự tồn tại. Câu kinh này là một trong những câu kinh quí báu nhất. Ông
ấy nói:
Nghĩ về tâm trí
Như những ngôi sao, như cái nhìn sai, như ngọn đèn, Như việc
biểu diễn dối trá, như hạt sương, như bong bóng,
Như giấc mơ, như tia chớp sáng, hay như đám mây, cho nên người
ta phải xem cái gì được ước định.
Tâm trí là hiện tượng ước định. Nó là hậu quả của một số
nguyên nhân. Bạn không thể phá huỷ hậu quả một cách trực tiếp được, bạn sẽ phải
lần tới các nguyên nhân. Bạn không thể phá huỷ cái cây chỉ bằng cách chặt cành
và lá và tán lá; bạn phải đi tới tận gốc rễ - và gốc rễ thì ẩn dưới đất sâu.
Cho nên gốc rễ là bên trong bạn. Những điều này phải được hiểu. Phật nói:
"Nghĩ về tâm trí như những ngôi sao." Tại sao? Ngôi sao tồn tại chỉ
trong bóng tối. Khi sáng sớm tới và mặt trời lên chúng biến mất.
Tâm trí bạn cũng như vậy; nó tồn tại chỉ trong vô ý thức.
Khi mặt trời của ý thức lên nó biến mất - giống hệt các ngôi sao. Bạn đừng đánh
nhau với ngôi sao. Bạn sẽ không thể nào phá huỷ được chúng; chúng có hàng triệu.
Chỉ trở nên nhận biết hơn và chúng sẽ biến mất theo cách riêng của chúng.
Cái nhìn sai... Mắt bạn kém, nó có khuyết tật. Thế thì bạn
nhìn các vật mà không có đó. Chẳng hạn, bạn có thể thấy hình kép hay bạn có thể
thấy hoa văn, vì mắt bạn không phải như là nó đáng phải thế. Nếu gan bạn không
tốt thì mắt bạn sẽ bắt đầu thấy những thứ không có đó; một bộ gan yếu, và mắt sẽ
thấy các hoa văn trong không trung, các bong bóng, hình ảnh, mẫu hình. Chúng
không thực có đấy, chúng do chính mắt bạn gây nên. Bạn không thể đánh nhau với
chúng, bạn không thể phá huỷ chúng, vì chúng không tồn tại. Tất cả mọi điều cần
là ở chỗ bạn sẽ phải tới bác sĩ. Mắt bạn cần điều trị, mắt bạn cần chữa khỏi.
Phật hay nói, "Ta không phải là triết gia, ta là thầy
chữa. Ta không cho ông học thuyết, ta chữa bệnh cho ông. Ta không cho ông lí
thuyết, ta chỉ đơn giản cho ông thuốc. Ta không nói về ánh sáng là gì, ta chỉ
giúp ông mở mắt ra để cho bản thân ông có thể thấy nó."
Người mù không thể nào được giúp đỡ bởi định nghĩa về ánh
sáng và mầu sắc và cầu vồng. Giúp đỡ duy nhất có thể là ở việc phải đem lại đôi
mắt cho người đó. Bạn không thể giải thích cho người điếc về âm nhạc là gì. Chỉ
khi người đó có thể nghe thấy thì người đó mới biết. Kinh nghiệm là lời giải
thích duy nhất.
Điều thứ ba, Phật nói nghĩ về tâm trí như ngọn đèn. Tại sao
như ngọn đèn? Ngọn đèn cháy chỉ khi còn dầu. Một khi dầu hết thì ngọn lửa biến
mất. Tâm trí cũng như vậy - và dầu là ham muốn. Khi có ham muốn trong tâm trí,
tâm trí sẽ vẫn còn sống. Đừng đánh nhau với ngọn lửa, chỉ đừng đổ thêm dầu vào
nó thôi. Ham muốn là dầu.
Ham muốn nghĩa là, cái đang đó, bạn không thoả mãn với nó, bạn
muốn cái gì đó khác. Bạn không sống trong phản ánh như thế - đó là điều ham muốn
là gì. Ham muốn nghĩa là bạn muốn những thứ khác hơn chúng hiện thế. Bạn không
muốn chúng theo cách chúng đang đấy. Bạn có ý niệm riêng của mình, bạn có giấc
mơ riêng tư của mình để áp đặt lên thực tại. Bạn không bằng lòng với thực tại
như thế, bạn muốn thay đổi nó theo ham muốn của trái tim bạn. Thế thì tâm trí sẽ
còn lại. Tâm trí tồn tại bởi vì bạn không bằng lòng với thực tại.
Cho nên nhiều người tới tôi và họ hỏi, "Làm sao dừng ý
nghĩ lại?" Họ muốn dừng ý nghĩ lại một cách trực tiếp. Chúng không thể bị
dừng lại được. Ý nghĩ tồn tại vì ham muốn tồn tại. Chừng nào bạn chưa hiểu ham
muốn và vứt bỏ ham muốn, bạn sẽ không có khả năng vứt bỏ được ý nghĩ - vì ý
nghĩ là sản phẩm phụ.
Trước hết ham muốn tới. Bạn thấy một chiếc xe đẹp đi qua và
ham muốn nảy sinh. Phật sẽ nói: "Nói 'Chiếc xe, chiếc xe.' Kết thúc. Nếu
ham muốn nảy sinh trong bạn, nói lại, 'Ham muốn, ham muốn,' và được kết
thúc." Nhưng bạn đã thấy chiếc xe đẹp, và giấc mơ, ham muốn đã chiếm hữu bạn.
Bây giờ biết bao nhiêu ý nghĩ sẽ nảy sinh - "Làm sao
mình xoay xở mua được chiếc xe này. Mình có phải bán nhà đi không? Mình có phải
ra ngân hàng không? Mình có phải kiếm thêm tiền không, hợp pháp/bất hợp pháp? Mình
phải làm gì? Chiếc xe này mình phải có được." Bây giờ làm sao bạn có thể dừng
các ý nghĩ lại được?
Một chính khách hay đến tôi và ông ta muốn dừng các ý nghĩ,
ông ta muốn thiền. Tôi nói, "Trước hết ông vứt bỏ chính trị của ông đi, bằng
không thì làm sao ông có thể dừng được? Ông quá tham vọng."
Trước hết ông ta muốn là thạc sĩ cao học nghệ thuật M.L.A.
Ông ta rất tham vọng, ông ta trở thành thứ trưởng. Nhưng ông ta lại tham vọng,
ông ta trở thành bộ trưởng. Bây giờ ông ta đang cố trở thành bộ trưởng chính của
bang. Và ông ta nói, "Nhưng tôi đã tới chỉ bởi điều này, rằng nếu thầy có
thể giúp đỡ tôi thảnh thơi, thiền, thì tôi sẽ nhiều khả năng đấu tranh hơn, vào
cuộc tranh đấu tốt hơn với những kẻ cạnh tranh tôi. Thế mà thầy lại nói đến vứt
bỏ chính trị sao? Điều ấy thì tôi không thể làm được."
Nhưng nếu bạn không vứt bỏ ham muốn thì làm sao bạn dừng suy
nghĩ được? Suy nghĩ tới như sự giúp đỡ. Bạn muốn là bộ trưởng chính; tâm trí bắt
đầu xoay tròn và thêu dệt. Tâm trí nói, "Bây giờ ta phải nhìn vào mọi vật,
nhìn vào cách phải xoay xở như thế nào." Bây giờ có cả nghìn lẻ một vấn đề
cần giải quyết, chỉ thế thì ham muốn của bạn mới được mãn nguyện. Suy nghĩ là
phương cách của ham muốn để hoàn thành chính nó. Bạn không thể dừng suy nghĩ lại
một cách trực tiếp.
Phật nói ham muốn tựa như dầu trong đèn: nếu dầu không còn nữa,
ngọn lửa sẽ biến mất theo cách của nó.
Nghĩ về tâm trí như ngọn đèn đi, nghĩ về tâm trí như việc
trình diễn dối trá, một màn ảo thuật. Chẳng có gì là bản chất ở đó cả, đấy là một
loại trạng thái thôi miên. Nhà thôi miên đã thôi miên bạn và ông ta nói,
"Nhìn kìa - con vật, con lạc đà đang tới." Và nảy sinh một hình dạng
con lạc đà trong tâm trí bạn, và bạn bắt đầu nhìn vào con lạc đà và con lạc đà
có đó - cho bạn. Mọi người đều cười, vì chẳng ai thấy con lạc đà cả nhưng bạn
đang thấy nó.
Tâm trí bạn là cái hộp ảo thuật; đó là điều Phật đã nói đi
nói lại. Nó cứ tạo ra những bóng ma, những điều tưởng tượng, mà chẳng có chất
liệu gì trong chúng - nhưng nếu bạn muốn tin vào chúng, thì chúng sẽ thành thực.
Tâm trí bạn là màn biểu diễn dối trá lớn. Trong thực tế từ tiếng Anh ‘magic’ - ảo
thuật - bắt nguồn từ từ Ấn Độ maya. Maya nghĩa là ảo vọng.
Ảo vọng có thể được tạo ra, và bạn tạo ra mọi ảo vọng. Bạn
thấy một người đàn bà, nhưng bạn chưa bao giờ thấy yatha bhutam - như cô ấy thế.
Đó là lí do tại sao có nhiều thất vọng về sau thế. Bạn bắt đầu thấy những cái
mà không có đó, cái chỉ là phóng chiếu của tâm trí bạn. Bạn phóng chiếu cái đẹp,
bạn phóng chiếu cả nghìn lẻ một thứ lên người đàn bà tội nghiệp ấy. Khi bạn lại
gần, khi bạn có khả năng sống với người đàn bà đó, những bóng ma ấy sẽ bắt đầu
mòn mỏi đi. Những tưởng tượng ấy không thể nào còn mãi đi ngược với thực tại
lâu được; thực tại của người đàn bà sẽ khẳng định, và thế thì bạn sẽ cảm thấy bị
đánh lừa và bạn sẽ nghĩ dường như cô ấy đã lừa bạn.
Cô ấy đã không làm việc đó. Bản thân cô ấy cảm thấy bị bạn lừa,
vì cô ấy cũng phóng chiếu điều gì đó lên bạn. Cô ấy đã cho rằng bạn là anh
hùng, một Alexander hay cái gì đó, một người vĩ đại, và bây giờ bạn chỉ là một
con chuột và chẳng là gì khác. Thế mà cô ây đã nghĩ bạn là quả núi - bạn thậm
chí chẳng phải là nhúm đất chuột đào! Cô ấy cảm thấy bị lừa. Cả hai bạn đều cảm
thấy bị lừa, cả hai bạn đều thấy thất vọng.
Tôi đã từng nghe:
Một người đàn bà bước vào Văn phòng tìm người mất tích.
"Chồng tôi biến mất đêm qua," bà ấy trình báo.
"Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tìm ông nhà,"
viên sĩ quan đảm bảo với bà ấy. "Xin bà cho chúng tôi vài mô tả về ông
nhà."
"Thế này," bà ấy dừng một lát rồi nói, "Ông ấy
cao quãng mét sáu, đeo đôi kính dầy, đầu hói, uống rượu nhiều, có mũi đỏ, có giọng
nói the thé..." Và rồi bà ta dừng lại nghĩ một lúc, rồi nói, "Ô, thôi
quên toàn bộ vấn đề đi!"
Nếu bạn thấy thực tại, đấy là cách nó như thế. Bạn sẽ nói,
"Ô, thôi quên toàn bộ vấn đề đi." Nhưng bạn không thấy. Bạn cứ phóng
chiếu.
Một hôm Mulla Nasrudin nói với tôi, "Ông cậu con sống ở
Italia đã nhiều năm. Ông ấy chết vì rượu, đàn bà và bài hát."
Tôi nói với anh ta, "Nasrudin, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng
ông cậu bạn lại mang tính chất của Omar Khayyamic đến thế. Kể cho tôi đôi điều
nữa về ông cậu bạn. Tôi quan tâm đấy."
Mulla Nasrudin nói, "Thực tại chuyện ấy chẳng lãng mạn
như nó có vẻ vậy. Và tôi sẽ không che giấu việc thực với thầy. Tôi sẽ kể cho thầy
sự thực, thưa Osho. Ông ấy hát bài hát khiếm nhã này dưới cửa sổ của một cô gái
mới cưới chồng và chồng cô ta bước ra và đánh vỡ đầu ông ấy bằng một chai rượu
vang miền trung Italia. Ông ấy chết vì rượu, đàn bà và bài hát."
Đấy là cách chúng ta cứ thế mãi.
Thực tại chẳng bao giờ thất vọng, thực tại bao giờ cũng mãn
nguyện. Thất vọng tới vì chúng ta áp đặt ảo tưởng của chúng ta lên thực tại.
Phật nói đấy là màn trình diễn giả dối. Nhận biết đi - tâm
trí bạn là nhà ảo thuật. Nó biểu diễn cho bạn những thứ không có đó, cái chưa
bao giờ có đó. Nó lừa dối bạn, nó tạo ra thế giới không thực quanh bạn, và thế
rồi bạn sống trong thế giới không thực đó. Thế giới những cây cối, chim chóc,
muông thú và núi non này là không phải là không thực! Nhưng thế giới mà tâm trí
bạn tạo ra thì không thực.
Khi bạn nghe những người như Phật nói về cái không thực của
thế giới, bạn chớ hiểu lầm họ. Họ không có ý rằng cây cối là không thực, họ
không có ý là mọi người là không thực. Họ ngụ ý rằng bất kì cái gì bạn đã từng
nghĩ về thực tại đều không thực - tâm trí bạn là không thực. Một khi tâm trí bị
vứt bỏ mọi sự đều thực. Thế thì bạn sống trong phản ánh như thế, thế thì bạn trở
thành tathata, thế thì bạn là phản ánh như thế.
Một thầy giáo nói với lớp học 8 giờ sáng của mình, "Thầy
đã thấy rằng cách tốt nhất để bắt đầu một ngày là tập thể dục trong năm phút,
thở sâu và rồi kết thúc với việc tắm nước lạnh. Thế thì thầy cảm thấy yêu đời
khắp nơi."
Một giọng ngái ngủ cất lên từ phía sau lớp học đáp lại,
"Kể thêm cho chúng tớ về Yêu đời!"
Tâm trí sẵn sàng nhảy vào bất kì cái gì, để phóng chiếu. Phải
rất thận trọng với tâm trí. Đó là điều thiền tất cả là gì - là cẩn thận, là
không bị tâm trí lừa dối.
Điều thứ năm: nghĩ về tâm trí như những giọt sương, rất mong
manh... Những hạt sương chỉ tồn tại trong thoáng chốc. Mặt trời ban mai lên và
chúng bay hơi. Một cơn gió nhẹ thoảng qua và chúng trượt đi và biến mất. Tâm
trí cũng như thế. Nó chẳng biết gì về thực tại, nó chẳng biết gì về vĩnh hằng.
Nó là hiện tượng mang tính thời gian. Coi nó như những giọt sương đi. Nhưng bạn
nghĩ về nó như viên ngọc, viên kim cương - dường như nó sẽ còn lại.
Và bạn không nhất thiết phải tin vào Phật, bạn chỉ quan sát
tâm trí mình. Nó không phải là một ngay cả trong hai khoảnh khắc liên tiếp. Nó
cứ thay đổi, nó là thay đổi liên tục. Khoảnh khắc này nó là thế này, khoảnh khắc
khác nó là thế khác. Khoảnh khắc này bạn đang trong yêu sâu sắc, khoảnh khắc
khác bạn lại trong ghét sâu sắc. Khoảnh khắc này bạn hạnh phúc thế, khoảnh khắc
khác bạn bất hạnh thế. Chỉ quan sát tâm trí bạn!
Nếu bạn bám vào tâm trí này thì bạn bao giờ cũng còn lại
trong rối loạn, vì bạn sẽ chẳng bao giờ có khả năng còn trong im lặng - cái này
hay cái khác sẽ cứ xảy ra. Và bạn sẽ chẳng bao giờ có khả năng có bất kì hương
vị nào của vĩnh hằng, và chỉ hương vị đó mới mãn nguyện. Thời gian là thay đổi
thường xuyên.
Và điều thứ sáu: nghĩ về tâm trí bạn như bong bóng. Giống
như bong bóng, mọi kinh nghiệm tâm trí sớm hay muộn đều nổ tung và rồi trong
tay chỉ còn lại cái không. Đuổi theo tâm trí - đấy là bong bóng. Và đôi khi
bong bóng trông rất đẹp. Dưới ánh mặt trời nó có thể trông như cầu vồng, nó có
thể có đủ mọi sắc cầu vồng, và nó trông thực sự quyến rũ, uy nghi. Nhưng cứ chạy
xô theo nó, bắt giữ nó, và khoảnh khắc bạn bắt lấy nó thì nó không còn đấy nữa
rồi.
Và đó là điều xảy ra hàng ngày trong cuộc sống bạn. Bạn cứ
chạy xô theo sau cái này cái nọ, và khoảnh khắc bạn nắm bắt cái gì đó thì nó
không còn như cũ nữa. Thế thì mọi cái đẹp đều mất đi - cái đẹp đó chỉ có trong
tưởng tượng của bạn. Thế thì mọi niềm hân hoan đều mất đi - niềm hân hoan chỉ
có trong hi vọng của bạn. Thế thì tất cả mọi niềm cực lạc mà bạn đã nghĩ rằng sắp
xảy ra, lại không xảy ra - chúng chỉ có trong tưởng tượng của bạn, chúng chỉ có
trong chờ đợi.
Thực tại hoàn toàn khác với những bong bóng tưởng tượng của
bạn - và tất cả chúng đều nổ tung. Thất bại gây thất vọng, mà cả thành công
cũng gây thất vọng. Thành công cũng thất vọng - cứ hỏi những người thành công
mà xem. Nghèo nàn gây thất vọng, mà giầu có cũng gây thất vọng - cứ hỏi người
giầu mà xem. Mọi thứ, tốt hay xấu, đều gây thất vọng vì tất cả đều là bong bóng
tâm trí cả. Nhưng chúng ta cứ săn đuổi các bong bóng - không chỉ săn đuổi,
chúng ta còn muốn làm cho chúng to hơn, to nữa, to mãi. Có nghiện ngập lớn trên
thế giới để làm cho mọi kinh nghiệm thành to hơn.
Có một câu chuyện về kết quả mà nhóm sinh viên từ các quốc
gia khác nhau được yêu cầu từng người viết bài mô tả về voi. Sinh viên Đức viết
về ích lợi của voi trong chiến tranh. Sinh viên Anh viết về tính cách quí tộc của
voi. Sinh viên Pháp viết về việc làm tình trong loài voi. Sinh viên Ấn Độ, về
thái độ triết học của voi. Còn sinh viên Mĩ thì chọn chủ đề cho mình: cách làm
cho voi ngày một to hơn.
Tâm trí liên tục suy nghĩ - tâm trí là người Mĩ - làm sao
làm mọi thứ to hơn... nhà to hơn, xe ô tô to hơn, mọi thứ đều phải to hơn. Và tự
nhiên, bong bóng càng trở nên to hơn, thì nó càng đến gần hơn với việc nổ tung.
Bóng bóng nhỏ có thể nổi lâu hơn một chút trên mặt nước; bong bóng lớn hơn thậm
chí không nổi được nhiều như thế. Do đó người Mĩ mới thất vọng. Không ai thất vọng
như người Mĩ thất vọng.
Tâm trí Mĩ đã thành công trong việc làm cho bong bóng thành
rất to; bây giờ nó nổ tung khắp mọi nơi. Bây giờ dường như không có khả năng
nào để bảo vệ nó, để cứu nó; nó đang nổ. Và chẳng ai ngơ ngác, vì chẳng ai
nghĩ, "Đấy là do ham muốn thầm kín nhất của chúng ta và chúng ta đã thành
công trong đó." Chẳng có gì thất bại như thành công.
Điều thứ bẩy: Phật nói nghĩ về tâm trí như giấc mơ. Đấy là
tưởng tượng, mang tính chủ quan, sáng tạo của riêng người ta. Bạn là đạo diễn,
bạn là diễn viên và bạn là khán giả. Tất cả những điều diễn ra trong tâm trí bạn
đều là tưởng tượng riêng tư; thế giới chẳng liên quan gì tới nó cả, sự tồn tại
không có nghĩa vụ phải hoàn thành nó.
Bác sĩ mới khám bệnh xong cho bệnh nhân, người này quãng độ
hơn trung niên chút ít, kiểm tra thể lực toàn diện. "Tôi chẳng tìm ra điều
gì không ổn với ông cả, thưa ông," bác sĩ nói. "Nhưng tôi khuyên ông
nên bỏ bớt một nửa cuộc đời tình ái của ông đi."
Ông già nhìn chòng chọc vào vị bác sĩ một lúc rồi nói,
"Nửa nào - nghĩ về nó hay nói về nó?"
Tâm trí là không thực chất - việc nghĩ hay việc nói, nó chẳng
biết gì về thực tại cả. Bạn càng có nhiều tâm trí, bạn càng có ít thực tại. Vô
trí mới biết thực tại là gì, tathata. Thế thì bạn trở thành một tathagata, như
lai - người đã biết phản ánh như thế.
Hay nghĩ về tâm trí như tia chớp sáng, như Phật nói. Đừng
níu bám vào nó, vì khoảnh khắc bạn níu bám vào nó thì bạn sẽ tạo ra đau khổ cho
mình. Tia chớp chỉ có đó một khoảnh khắc, rồi nó qua đi. Mọi thứ tới rồi đi, chẳng
cái gì còn lại, và chúng ta cứ liên tục níu bám. Và bởi việc níu bám mà chúng
ta cứ tạo ra khốn khổ.
Quan sát tâm trí bạn, nó sẵn sàng thế nào trong việc níu bám
bất cứ cái gì, tâm trí sợ hãi thế nào về tương lai, về thay đổi. Nó muốn làm
cho mọi thứ đều ổn định, nó muốn níu bám vào mọi thứ xảy ra. Bạn đang hạnh
phúc; bạn muốn hạnh phúc này còn lại. Bạn sẽ níu bám vào nó. Và khoảnh khắc bạn
níu bám, bạn đã nghiền nát nó, nó không còn đấy nữa.
Bạn đã gặp người đàn ông, người đàn bà, bạn đã yêu, và bạn
níu bám và bạn muốn tình yêu này còn lại mãi mãi. Trong chính khoảnh khắc đó -
khi bạn ham muốn rằng tình yêu sẽ còn mãi - nó đã biến mất. Nó không còn ở đấy
nữa. Mọi kinh nghiệm tâm trí đều giống như tia chớp: chúng đến rồi chúng đi.
Phật nói: Bạn đơn giản quan sát. Không đủ thời gian để níu
bám đâu! Bạn đơn giản quan sát, chú ý: "Đau đầu, đau đầu." "Tình
yêu, tình yêu". "Cái đẹp, cái đẹp." Chỉ chú ý. Thế là đủ. Chính
khoảnh khắc nhỏ bé thế không làm được cái gì cả. Chú ý và trở nên nhận biết.
Nhận biết có thể trở thành vĩnh hằng của bạn - không cái gì
khác.
Và điều cuối cùng, điều thứ chín: Phật nói nghĩ về kinh nghiệm
tâm trí như những đám mây, thay hình đổi hình dạng, thay đổi liên tục. Bạn nhìn
vào đám mây; đôi khi mây giống voi, rồi lập tức nó bắt đầu thay đổi và trở
thành lạc đà hay ngựa, và bao nhiêu thứ. Nó cứ thay đổi, nó chưa bao giờ tĩnh tại;
bao nhiêu hình dạng phát sinh và biến mất. Nhưng bạn không lo nghĩ - Có thành vấn
đề gì với bạn khi mây giống voi hay nó giống lạc đà? Chẳng thành vấn đề gì cả,
nó chỉ là đám mây.
Cho nên tâm trí là mây bao quanh tâm thức bạn. Tâm thức bạn
là bầu trời còn tâm trí bạn là mây. Đôi khi đấy là mây giận dữ, đôi khi đấy là
mây tình yêu, đôi khi đấy là mây tham lam - nhưng đấy là các dạng của cùng một
năng lượng. Bạn đừng chọn lựa, đừng trở nên bị gắn bó. Nếu bạn trở nên gắn bó với
voi trong đám mây bạn sẽ khốn khổ. Lúc tiếp bạn sẽ thấy rằng con voi đó qua rồi
và bạn sẽ kêu, bạn sẽ khóc. Nhưng ai chịu trách nhiệm? Đám mây chịu trách nhiệm
chăng? Mây chỉ đơn giản theo bản tính của chúng. Nhớ lấy - mây có đó để thay đổi;
tâm trí cũng vậy.
Quan sát từ bầu trời bên trong bạn và để những đám mây nổi bồng
bềnh. Trở thành người quan sát. Và nhớ, mây sẽ đến và đi; bạn có thể vẫn còn dửng
dưng.
Phật đã cho dửng dưng giá trị rất lớn. Ông ấy gọi nó là
upeksha. Vẫn còn dửng dưng: "Chẳng thành vấn đề gì..."
Hai phi hành gia vũ trụ, một đàn ông và một đàn bà, tới viếng
thăm hành tinh sao Hoả, tại đó họ thấy người sao Hoả rất hiếu khách và háo hức
dẫn họ đi xem xung quanh. Sau vài ngày các phi hành gia quyết định đặt ra câu hỏi
cấp bách với chủ nhà: "Sự sống được tái tạo trên sao Hoả thế nào?"
Vị lãnh tụ sao Hoả tiếp tục đưa các phi hành gia vào phòng
thí nghiệm để chỉ cho họ cách thức việc này được thực hiện. Đầu tiên ông ta lấy
ra chất lỏng trắng cho vào trong ống nghiệm, và rồi cẩn thận rắc chất bột mầu
nâu lên trên, khuấy hỗn hợp đó, rồi để sang bên. Trong chín tháng, các phi hành
gia được cho biết, chất hỗn hợp sẽ phát triển thành một người sao Hoả mới.
Rồi đến lượt người sao Hoả hỏi sự sống được tái tạo trên
trái đất ra sao. Các phi hành gia, đôi chút ngượng nghịu, cuối cùng thu hết can
đảm để ra trình diễn, và bắt đầu làm tình. Tuy nhiên họ bị ngắt lại bởi tiếng
cười cuồng loạn của người sao Hoả.
"Có gì mà cười?" các phi hành gia hỏi.
"Cái đấy", lãnh tụ người sao Hoả trả lời, "là
cách chúng tôi pha Nescafe."
Tất cả mọi hình dạng... người ta không cần phải lo âu về những
hình dạng này. Chỉ quan sát. Nghĩ về tâm trí...
Như những ngôi sao, như cái nhìn sai, như ngọn đèn, Như việc
biểu diễn dối trá, như hạt sương, như bong bóng,
Như giấc mơ, như tia chớp sáng, hay như đám mây, cho nên người
ta phải xem cái gì được ước định.
Và thế thì việc ước định biến mất và bạn đi tới vô ước định.
Cái vô ước định đó là phản ánh như thế, chân lí, thực tại - yatha bhutam.
Bây giờ đến lời kinh
Phật nói:
‘Subhuti, ông nghĩ sao, ông có cho rằng Như Lai
“đã từng nói pháp chăng?” ’ Subhuti, bất kì ai mà nói, “Như
lai đã nói pháp”,
thì người đó sẽ nói sai, người đó hiểu sai ta
bởi việc chỉ nắm được cái không có đó. Tại sao vậy?
Bởi vì ngay cả một pháp nhỏ nhất cũng không tìm được hay nhận
được.
Vì thế mà mới gọi là
“chứng ngộ hoàn hảo, chính đẳng chính giác”. Lại nữa,
Subhuti,
tự mọi vật đều là pháp
và chẳng có gì trong đó khác biệt.
Do đó mới được gọi là
“chứng ngộ hoàn hảo chính đẳng chính giác”. Tự mọi vật qua
việc thiếu vắng cái ta,
cái người, linh hồn, mạng sống
và chứng ngộ hoàn hảo chính đẳng chính giác
được biết đầy đủ như sự toàn bộ của tất cả pháp.
Phật nói:
‘Subhuti, ông nghĩ sao, ông có cho rằng Như Lai
“đã từng nói pháp chăng?” ’
Điều đó không thể xuất hiện cho Như Lai, vì không còn người
nào bên trong nữa. Cá tính là một dạng của tâm trí bên trong; ý niệm về cái
‘tôi’ là một dạng của đám mây. Với Như Lai, mây đã biến mất, chỉ còn bầu trời
thuần khiết - vô định, vô hạn. Không nảy sinh ý tưởng về cái ‘tôi’.
Cho nên một Như Lai thì không thể nói, "Ta đã từng nói
pháp." Ngay chỗ đầu tiên, ông ấy không có. Thứ hai, vì ông ấy đã biến mất
nên bây giờ ông ấy biết không có ai ở đó cả.
Chẳng hạn, tất cả các bạn đều ngủ ban đêm và tất cả các bạn
đều bắt đầu mơ. Ai đó bắt đầu nói điều gì đó, ai đó bắt đầu lẩm bẩm và ai đó
hét lên, rồi một người tỉnh dậy, người đó sẽ làm gì? Người đó sẽ cười vào bạn -
vì người đó biết giấc mơ chỉ là giấc mơ, chúng không phải là thực tại.
Một người đang lẩm bẩm, một người đang khóc, một người đang
hét, một người rất cực lạc và một người cười - và người đó thì biết tất cả đều
giả. Chẳng có lí do gì để cười, chẳng có lí do gì để khóc. Tất cả đều giả. Mọi
người đều đang ngủ. Người đó sẽ không đi đến người đang khóc mà an ủi, "Đừng
khóc nữa," và người đó sẽ không cảm thấy hạnh phúc vì ai đó cười. Người đó
biết rằng họ đang mơ.
Đó là tình huống của một Như Lai, của vị phật. Người đã biết
bầu trời bên trong của mình bây giờ biết rằng mọi người đều là bầu trời đó,
nhưng mọi người đều bị mây bao phủ. Và những đám mây này là giả, là tưởng tượng.
Và nếu những đám mây này là giả và tưởng tượng thế thì chẳng có sinh linh nào.
Như Lai có thể nói pháp cho ai? Không có ai cả, chỉ có bầu trời thuần khiết.
Khoảnh khắc bạn biến mất thì tất cả mọi sinh linh cũng biến mất. Thế thì không
có sinh linh tách biệt, tất cả là một. Không có ai là thầy và cũng chẳng có ai
là đệ tử cả.
Đó là lí do tại sao tôi nói với bạn hôm nọ rằng đây là một
trò chơi, một vở kịch lớn mà chúng ta đang diễn ở đây. Đấy là một vở kịch cổ đại,
đã được diễn lại bao nhiêu lần - đã diễn với Phật và đệ tử của ông ấy, với
Christ và đệ tử của ông ấy, với Krishna và đệ tử của ông ấy. Cùng vở kịch ấy
nay đang được diễn ra đấy. Từ phía bạn đấy là điều rất thực, từ phía tôi đấy chỉ
là vở kịch. Từ phía bạn làm đệ tử là việc nghiêm chỉnh; từ phía tôi nó chẳng
nghiêm chỉnh mà cũng chẳng không nghiêm chỉnh, nó đơn giản là đám mây. Và toàn
bộ nỗ lực của tôi ở đây sẽ là để giúp bạn thấy rằng nó chỉ là đám mây, việc
hình thành trong đám mây.
Và cái ngày bạn trở nên thức tỉnh bạn sẽ cười, vì chẳng có
gì phải đạt tới cả - chẳng có gì mất, chẳng có gì đạt. Tất cả đều như nó bao giờ
cũng có đó tự thủa ban đầu, tới chính tận cùng; nó còn là một. Bạn có nghĩ bầu
trời thay đổi khi mây tụ lại trong mùa mưa không? Bạn có nghĩ bầu trời thay đổi
khi đó là mùa hè và mây biến mất? Bạn có nghĩ có bất kì thay đổi nào trong bầu
trời không? Bầu trời vẫn còn như cũ, mây đến rồi đi.
Sansara là như vậy - thế giới, tâm trí là như vậy. Phật nói:
‘Subhuti, ông nghĩ sao, ông có cho rằng Như Lai
“đã từng nói pháp chăng?” ’ Subhuti, bất kì ai mà nói, “Như
lai đã nói pháp”,
thì người đó sẽ nói sai, người đó hiểu sai ta
bởi việc chỉ nắm được cái không có đó.
Không có tôi cũng chẳng có bạn, không có thầy cũng chẳng có
đệ tử. Và chẳng có gì để giảng, tất cả đều như nó vẫn thế. Chẳng có gì để dạy,
chẳng có gì để học.
Bởi vì ngay cả một pháp nhỏ nhất cũng không tìm được hay nhận
được.
Vì thế mà mới gọi là
“chứng ngộ hoàn hảo, chính đẳng chính giác”.
Phật nói: Đó là lí do tại sao chúng ta gọi nó là chứng ngộ
hoàn hảo. Có những tôn giáo khác trên thế giới mà ý niệm về chứng ngộ không thể
được gọi là ‘hoàn hảo’. Chẳng hạn, ý niệm Ki tô giáo về ba ngôi - Thượng đế,
Con và Thánh thần. Điều đó nghĩa là đến chung cuộc cũng vẫn còn ba sự phân biệt,
phân chia. Điều đó nghĩa là một đám mây nào đó vẫn còn lại, một hình dạng nào
đó vẫn còn lại, một hình thức nào đó vẫn còn lại. Thế giới vẫn tiếp tục thêm tí
chút; tâm trí chưa bị vứt bỏ hoàn toàn.
Ý niệm của Hindu giáo có tốt hơn chút ít. Chỉ còn lại hai:
Thượng đế và linh hồn. Tốt hơn ba, nhưng vẫn là hai, nhị nguyên. Mọi nhị nguyên
đều là từ tâm trí. Chính tâm trí phân tách mọi thứ, chính tâm trí định ra. Cho
nên điều này nữa cũng không thể là chứng ngộ hoàn hảo.
Trong khái niệm của Jaina giáo chỉ một còn lại: linh hồn. Điều
này tốt hơn hẳn - tốt hơn Ki tô giáo, tốt hơn Hindu giáo. Chỉ một còn lại: linh
hồn. Nhưng Phật nói thế nữa cũng vẫn không phải là chứng ngộ hoàn hảo, vì nghĩ
tới một, sẽ cần nghĩ tới hai và ba và bốn và năm. Chỉ nói ‘một’ là đủ đem lại
toàn bộ cả chuỗi. Cái một không thể được xác định bằng không đem cái hai vào.
Bạn sẽ ngụ ý gì bởi ‘một’? Bạn sẽ phải nói không hai. Cho
nên cái này sẽ cần cái kia ít nhất để xác định nó. Cái kia sẽ còn lại ẩn ở đâu
đó; nó không biến mất hoàn toàn. Nếu tôi có đó, thế thì bạn sẽ có đó. Nó không
thể biến mất hoàn toàn. Cái ‘tôi’ sẽ cần cái ‘bạn’; chỉ để cho sự tồn tại tuyệt
đối riêng của nó thì cái ‘bạn’ sẽ phải cần đến. Cái ‘tôi’ tồn tại chỉ theo cặp
đôi với cái ‘người’. Chúng là cùng nhau; tôi/người là một thực tại.
Cho nên Phật nói cái ‘tôi’ cũng phải biến mất. Thế thì toàn
bộ ba ngôi mất đi. Trong kinh nghiệm tối thượng không có cả ba lẫn hai lẫn một.
Nó là bầu trời thuần khiết - cái không, không người, không thực thể. Nó là số
không, shunyata.
Đó là lí do tại sao Phật nói điều này là:
...“chứng ngộ hoàn hảo, chính đẳng chính giác”. Lại nữa,
Subhuti,
tự mọi vật đều là pháp
và chẳng có gì trong đó khác biệt.
Do đó mới được gọi là
“chứng ngộ hoàn hảo chính đẳng chính giác”. Tự mọi vật qua
việc thiếu vắng cái ta,
cái người, linh hồn, mạng sống ...
Tất cả các hình dạng đã biến mất. Đó là lí do tại sao bầu trời
vẫn còn đồng nhất với chính nó. Không còn hình dạng nào nảy sinh, biến mất,
không còn thay đổi nào, không còn chuyển động. Tất cả các giấc mơ đã biến mất.
Trời sáng và mặt trời lên và người ta tỉnh dậy. Có nhận biết, nhưng không có
ai, người có thể nói, "Tôi đang nhận biết." Có giáo huấn, nhưng không
có ai có thể nói, "Tôi là thầy." Có con đường, nhưng
gần như vô lộ.
Có phương pháp - nhưng chúng không thể được gọi là phương
pháp. Có thầy và đệ tử - nhưng chỉ từ phía đệ tử; từ phía thầy tất cả đã biến mất.
‘Ông nghĩ sao, Subhuti, ông có cho rằng Như lai
“đã đem lại giải thoát cho chúng sinh” không?
Đừng nghĩ như thế, Subhuti! Tại sao vậy?
Vì chẳng có chúng sinh nào mà Như Lai đã giải thoát cả.’
Làm sao ý niệm này lại nảy sinh trong Như Lai - rằng
"ta đã giải thoát cho nhiều chúng sinh"? Ngay chỗ đầu tiên, chẳng có
ai là không tự do. Cho nên nếu bạn hỏi, "Phật có phải là vị cứu tinh
không?" thì Phật sẽ nói "Không, ta không phải là cứu tinh - vì chẳng
có ai cần được cứu cả. Không có ai phải cứu cả." Và tự do là bản tính của
mọi người. Tự do có đó, nó không cần được đem lại. Người ta chỉ phải trở nên tỉnh
táo về điều đã có. Cho nên Phật nói:
Vì chẳng có chúng sinh nào mà Như Lai đã giải thoát cả.’
Lại nữa Phật đã dạy nhân đoạn kệ sau: ‘Nếu dùng sắc thấy ta,
Nếu dùng âm thanh cầu ta, Họ đều cố gắng sai, Không thể thấy
Như Lai.’
Nếu bạn thấy Phật như hình dạng, như thân người, thế thì bạn
lỡ. Nếu bạn chỉ nghe thấy lời Phật và không nghe thấy cái im lặng của ông ấy, bạn
lỡ. Nếu bạn thấy chỉ khuôn mặt ông ấy và bạn không thấy bầu trời bên trong của
ông ấy, bạn lỡ.
Phật chỉ nói cái im lặng hoàn toàn. Phật có đó trong hình dạng
chỉ để diễn đạt cái vô hình. Nhớ đoạn kệ này. Tôi cũng có thể nói cho bạn y hệt:
‘Nếu dùng sắc thấy ta,
Nếu dùng âm thanh cầu ta, Họ đều cố gắng sai, Không thể thấy Như Lai.’
‘Từ Pháp người ta thấy các vị phật...
Từ quan điểm của bầu trời, không phải từ quan điểm của đám
mây.
Từ Pháp - thân có hướng dẫn của họ.
Vậy mà bản tính đúng đắn của Pháp không thể nào được thấy
rõ,
Và không ai có thể ý thức về nó như một vật.’
Điều này đang nói trong những lời mà không thể được nói ra -
avachya, không nói nổi. Phật đang nói: hướng dẫn của Phật tới từ đâu? Không phải
từ bản thân Phật mà từ điều vĩnh hằng, từ bầu trời. Phật chỉ là một bước chuyển,
cái vĩnh hằng thoáng qua ông ấy. Bạn chớ có quá bị ám ảnh bởi lời nói ông ấy
dùng; lắng nghe cái im lặng của ông ấy đi. Đừng quá bận tâm với thân thể ông ấy
ngụ trong đó, đừng bị bận tâm với ngôi nhà ông ấy trú ngụ. Nghĩ về sự hiện diện
bên trong, nghĩ về bản thể ông ấy đi. Thấy sâu vào.
Và làm sao thấy sâu trong vị phật? Cách duy nhất để thấy sâu
trong vị phật là không dùng mắt mở mà dùng mắt nhắm. Việc thấy sâu trong bản
thân mình là cách duy nhất để thấy sâu trong vị phật. Nếu bạn trở thành quen
thuộc với bầu trời nội tâm của riêng mình, thì bạn sẽ quen thuộc với bầu trời nội
tâm của Phật - tất cả chư phật của tất cả các thời đại, quá khứ, hiện tại vàt
tương lai nữa. Đáp xuống bản thể riêng của bạn đi.
‘Bất kì ai nói rằng Như Lai đi hay đến, đứng, ngồi hay nằm,
người đó đều không hiểu ý nghĩa của giáo huấn ta.
Tại sao vậy? ‘Như Lai’ là tên gọi cho người chẳng đi đâu cả,
không đến đâu cả.
Do vậy mới gọi là “Như Lai,
Alahán, người hoàn toàn chứng ngộ.”
Khi mây tới, bạn có nghĩ rằng bầu trời đã đi đâu mất không?
Khi mây đi, bạn có nghĩ rằng bầu trời đã trở lại không? Bầu trời vẫn còn lại. Bản
tính bên trong nhất của bạn vẫn còn.
Có thời bạn đã là đá. Đó là đám mây đã lấy dạng của đá; bạn
đã sống trong thế giới khoáng thạch. Thế rồi bạn trở thành cây, bạn đã thay đổi
hình dạng của mình; bạn trở thành khóm hồng hay cây thông hay cây tuyết tùng Li
băng. Nhưng bản tính bên trong vẫn còn là một. Bây giờ hình dạng đám mây đã
thay đổi; bạn sống trong vương quốc thực vật. Thế rồi bạn trở thành con vật -
có thể là sư tử, hổ, cá sấu, hươu, chó. Chỉ hình dạng thay đổi, nhưng bầu trời
bên trong vẫn còn nguyên. Thế rồi bạn trở thành đàn ông hay đàn bà - lần nữa
hình dạng thay đổi. Bạn có thể trở thành thiên thần trên cõi trời - chỉ hình dạng
sẽ thay đổi.
Bạn có thể tiếp tục chuyển từ dạng nọ sang dạng kia, bạn có
thể cứ chết đi trong dạng này và lại sinh ra trong dạng khác. Điều này được gọi
là luân hồi sansara: bị bắt vào dạng này, rồi bị bắt vào dạng khác; chuyển từ dạng
này sang dạng khác, từ nhà tù này sang nhà tù khác.
Phật tính là gì? Là trở nên nhận biết về bầu trời bên trong
mà đã có trong tảng đá, trong muông thú, trong cây cối, trong đàn ông và đàn
bà. Một khi bạn trở nên nhận biết về bầu trời bên trong đó, bạn được thoát khỏi
mọi hình dạng. Đó là tự do. Không phải là bạn trở nên tự do... vì trong tự do
đó bạn không tồn tại, bạn không thể tồn tại được.
"Bạn trở nên tự do" đơn giản nói bạn trở nên tự do
với chính mình. Tất cả các cái ta đều có hình dạng. Đá có cái ta, linh hồn. Cây
có cái ta, muông thú có cái ta. Phật không có cái ta - ông ấy là tự do hoàn
toàn. Đó là lí do tại sao Phật nói:
‘Bất kì ai nói rằng Như Lai đi hay đến...
Chắc chắn ông ấy đi và đến - Kinh Kim Cương này bắt đầu với
điều đó. Thấy cái đẹp của nó đi: Kinh Kim Cương bắt đầu bằng nó - rằng Phật đi
khất thực, rồi ông ấy quay lại, đặt bình bát xuống, rửa chân, ngồi xuống, nhìn
thẳng phía trước, và ông Subhuti hỏi. Kinh này bắt đầu với hình dạng và kinh
này kết thúc với vô hình dạng.
Đó là cái bắt đầu. Bạn không thể lắng nghe cái im lặng của
tôi ngay từ đầu được; trước hết bạn sẽ phải lắng nghe lời tôi. Bạn không thể trực
tiếp thấy bầu trời bên trong của tôi; trước hết bạn sẽ phải thấy đám mây này
đang bao quanh tôi. Chỉ thế thì dần dần bạn mới bắt đầu đi vào hài hoà với cái
bên trong nhất. Trước hết, một cách tự nhiên, bạn tới cái bên ngoài. Trước hết
bạn thấy ngôi nhà và thế rồi bạn sẽ thấy cư dân.
Điều đó là tự nhiên, chẳng có gì sai trong đó, nhưng bạn đừng
níu bám ngôi nhà. Đi từ ngôi nhà, từ nơi ở sang cư dân. Đây là cái đẹp của kinh
này - nó bắt đầu từ thân thể Phật: cách ông ấy bước đi, cách ông ấy ngồi, cách
ông ấy nhìn, điều ông ấy làm. Và bây giờ nó kết thúc với câu kì lạ này:
‘Bất kì ai nói rằng
Như Lai đi hay đến, đứng, ngồi hay nằm,
người đó đều không hiểu ý nghĩa của giáo huấn ta.
Tại sao vậy? ‘Như Lai’ là tên gọi cho người chẳng đi đâu cả,
không đến đâu cả. Do vậy mới gọi là “Như Lai, Alahán, người hoàn toàn chứng ngộ.”
Ai được gọi là 'người hoàn toàn chứng ngộ'? Người đã đi tới
biết bầu trời chưa bao giờ di chuyển. Người đã đi tới biết cái vĩnh hằng vượt
ra ngoài thời gian. Người đã đi tới biết chân lí.
Chân lí bao giờ cũng là một - giấc mơ thay đổi, chân lí bao
giờ cũng là một. Quen với lời của Phật nhưng đừng dừng lại ở đó. Đấy mới chỉ là
phần giới thiệu - đi từ đó đi.
Điều tôi nói với bạn, lắng nghe nó nhưng đừng trở nên bị ám ảnh
bởi nó - đi từ đó đi. Dần dần, hài hoà với cái im lặng của tôi. Dần dần quên
tôi đi - quên đám mây, và đi vào bầu trời. Thế thì bạn thực sự trong hài hoà.
Thế thì bạn đã bắt đầu đi vào bản thân chân lí.
Từ ngữ là nói về chân lí, chúng không phải là bản thân chân
lí. Từ ‘Thượng đế’ chỉ là từ, nó không phải là Thượng đế. Từ ‘yêu’ chỉ là từ,
nó không phải là việc yêu. Dùng từ, rồi vứt nó đi. Đấy là bình chứa, không phải
là nội dung.
Với thầy, bạn đừng trở nên quá gắn bó với thân thể thầy. Gắn
bó đó sẽ trở thành chướng ngại. Yêu thầy, nhưng đi sâu hơn. Dần dần, từng bước,
thấm nhuần vào nơi sâu thẳm của thầy. Và bạn sẽ ngạc nhiên - vì nơi sâu thẳm là
một. Trong nơi sâu thẳm đó, đệ tử và thầy gặp nhau. Trong nơi sâu thẳm đó không
có phân biệt.
Kabir đã nói một câu rất lạ kì: "Khoảnh khắc tới khi thầy
chạm chân đệ tử." Thế thì không có phân biệt. Ai là thầy và ai là đệ tử -
không có phân biệt.
Khi Rinzai ở cùng với thầy mình - vị thầy này là một bậc thầy
rất, rất nghiêm khắc, như mọi thiền sư đều thế - Rinzai bị đánh bao nhiêu lần,
bị ném đá, và thầy còn nhảy lên người ông và đánh ông. Thế rồi một hôm Rinzai sắp
đi hành hương, thầy gọi ông lại và bắt đầu đánh ông. Rinzai nói, "Nhưng
tôi chưa từng nói một lời! Và tôi cũng chẳng làm gì."
Thầy nói, "Ta biết, nhưng ông sắp đi hành hương và cảm
giác của ta là khi ông trở lại, ông sẽ chứng ngộ và ta sẽ chẳng bao giờ có bất
kì cơ hội nào để đánh ông nữa. Đó là lí do tại sao - đây là cơ hội cuối
cùng."
Và khi Rinzai quay lại, quả vậy, điều đó đã xảy ra. Thầy cúi
đầu và nói, "Bây giờ ông có thể đánh ta." Không phải là Rinzai đã
đánh thầy, nhưng thầy nói, "Bây giờ ông có thể đánh ta. Bây giờ ông hưởng
thú - ta đã hưởng thú đánh ông nhiều thế. Nay ông đã về tới nhà."
Tại cốt lõi sâu thẳm không có phân biệt.
Phật đang nói đừng quá bận tâm tới từ ngữ. Dùng chúng như bậc
thang, bậc đá thôi. Đừng quá bận tâm tới chuyển động của Phật, chuyển động thân
thể. Mọi người có đó, những người bắt chước, những người sẽ bắt đầu bước như Phật,
những người sẽ bắt đầu nói như Phật, những người sẽ bắt đầu dùng cùng những từ,
cũng những cử chỉ. Phật đang nói những điều này không phải là điều thực; điều
thực vượt ra ngoài hình dạng, nó không thể được bắt chước.
Đừng bắt chước thầy. Chỉ thế thì một ngày nào đó bạn sẽ có
khả năng trở thành thầy. Yêu, lắng nghe, nhưng bao giờ cũng nhớ rằng bạn phải
đi xa vào trong. Bạn phải siêu việt trên tất cả các đám mây.
Xem Chương 12 –
Quay về Mục lục