Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 2
Chương 6. Phúc lành của tôi với bạn
Câu hỏi thứ nhất
Vài tháng trước đây khi tôi rời khỏi thầy lần đầu tiên, tôi cảm thấy mạnh mẽ, sôi nổi, tự tin vào chính mình, và vậy mà tôi đã để thời gian nói với thầy, bên trong hay bên ngoài, về những vấn đề nào đó, cố gắng tìm ra giải pháp.
Bây giờ tôi lại sắp đi, có lẽ trong một thời gian lâu hơn, và tôi cảm thấy bình thản, an bình, vô tư - cho dù ngày một yếu đi, lẫn lộn và không có câu trả lời nào. Và vậy mà tôi không cảm thấy rằng tôi có câu hỏi đặc biệt nào cần được thầy trả lời, nhưng duy nhất và trên hết, tay thầy để trên đầu tôi và ân huệ của thầy.
Xin thầy nói, điều gì đang xảy ra vậy? Điều đó dường như là vô nghĩa.
Câu hỏi này là từ Nagarjuna. Anh ấy là nhà phân tâm, người duy lí được huấn luyện. Toàn thể kỉ luật tâm trí của anh ấy là kỉ luật của phân tích. Việc tới tôi, việc ở cùng tôi, đã làm biến đổi anh ấy vô cùng, nhưng tâm trí cũ của anh ấy cứ đeo bám ở đâu đó trong vô thức. Nó cứ ném ra những phán xét. Tâm trí cũ cứ nói, 'Mình đang làm gì đây? Điều đó là vô nghĩa.'
Theo một cách nào đó thì nó là vô nghĩa - bởi vì nó ở bên ngoài nghĩa. Nghĩ rằng bạn hỏi chỉ vì bàn tay - bàn tay ai đó trên đầu bạn - thì vô lí thế, kì cục thế. Chỉ hỏi vì ân huệ thôi, thì vô lí quá chừng. Người có lí trí hỏi câu hỏi, chờ đợi câu trả lời, phân tích những câu trả lời đó, đánh giá xem chúng là đúng hay sai, tạo ra thêm câu hỏi, và cứ thế mãi.
Hỏi về ân huệ là khó cho tâm trí hiện đại, nhưng điều hay là nó đang xảy ra cho bạn, Nagarjuna này. Bạn đang đi vào tiếp xúc với một thế giới sâu sắc hơn, cái vượt ra ngoài tri giác và lí trí. Bạn đang hỏi về cái gì đó không phải của thế giới này. Nó không thể được hiểu bằng một mình trí tuệ. Nó chỉ có thể được hiểu bằng trái tim. Bạn có thể cảm thấy nó. Không có cách nào khác để hình dung ra nó bằng lí luận. Cho phép điều đó, đi cùng với nó đi.
Có khả năng vô lí là mang tính sống động. Bởi vì tất cả những điều đẹp đẽ đều vô lí. Tình yêu là vô lí. Thiền là vô lí. Thượng đế là vô lí. Thơ ca là vô lí. Cái đẹp là vô lí. Tất cả mọi cái đẹp, đúng đều ở xa bên ngoài lí trí.
Lí trí rất hạn hẹp. Vô lí mới bao la. Vẫn còn nhạy cảm, nhưng đừng bị giới hạn bởi nó. Dùng lí trí của bạn, lí lẽ của bạn, nhưng đừng bao giờ là nô lệ cho nó. Người ta nên có khả năng gạt lí lẽ và lí trí sang bên bất kì khi nào người ta muốn.
Khi bạn quan sát trăng tròn trong đêm, gạt lí trí của mình sang bên. Lại là đứa trẻ. Khi bạn đi ra biển và bạn nghe tiếng gầm của sóng, gạt lí trí của bạn sang bên. Lại là người nguyên thuỷ. Tiếng sóng gầm đó là nguyên thuỷ. Bạn cũng nguyên thuỷ để cho mối tiếp xúc sâu sắc trở thành có thể, để cho bạn trở nên có quan hệ với chúng. Khi bạn đi ra cây cối, xin đừng đem lí lẽ và lí trí của mình đi cùng. Bằng không bạn sẽ bỏ lỡ nhiều điều có đó chỉ để hỏi.
Khi bạn tới tôi, dần dần bạn sẽ phải gạt lí trí của mình sang bên. Bởi vì chỉ thế thì bạn mới có khả năng đi vào sâu hơn. Một khi bạn đã biết tới cái đẹp của vô lí, chân lí của vô lí, thế thì bạn sẽ không gọi nó là vô lí; bạn sẽ gọi nó là siêu lí. Thế thì bạn sẽ không nghĩ dưới dạng kết án và phủ định. Bạn sẽ bắt đầu nghĩ theo các thuật ngữ khẳng định hơn.
Cũng tốt là bạn không còn thêm câu hỏi. Đó là toàn thể nỗ lực của tôi ở đây - để giúp bạn trở thành vô câu hỏi. Tôi không ở đây để cung cấp cho bạn câu trả lời, bởi vì không câu trả lời nào có thể là câu trả lời. Tất cả mọi câu trả lời đến lượt chúng đều sẽ tạo ra nhiều câu hỏi. Đó là quá trình vô tận, nó cứ đi mãi vô hạn. Câu hỏi này được trả lời, câu trả lời lại tạo ra nhiều câu hỏi hơn. Chúng được trả lời và những câu trả lời đó vẫn tạo ra nhiều câu hỏi hơn.
Toàn thể lịch sử của triết học không là gì ngoài việc tạo ra ngày càng nhiều câu hỏi. Câu hỏi cũ là không được giải quyết. Câu hỏi vẫn còn như cũ như chúng vào thời của Solomon, như chúng vào thời của Vedas. Chúng vẫn còn như cũ như chúng ở vào thời của Manu, Mahavira và Mohammed. Chúng đã không thay đổi. Tất nhiên, chúng đã được nhân lên. Câu hỏi cũ có đó, câu hỏi mới lại bật ra. Và những câu hỏi mới đó đã nảy bật ra từ những câu hỏi cũ. Câu hỏi cũ đã được trả lời, những câu trả lời đó đã tạo ra câu hỏi mới.
Đây là khác biệt giữa triết học và tôn giáo. Triết học cố gắng trả lời câu hỏi của bạn. Tôn giáo cố gắng làm cho bạn nhận biết rằng câu hỏi không thể được trả lời, chúng phải bị loại bỏ. Và trong vứt bỏ chúng là lời giải. Và tâm trí vô câu hỏi là tâm trí đã về tới nhà.
Cho nên điều thực là nhìn sâu vào trong việc hỏi của bạn. Chúng tất cả đều ngớ ngẩn. Từ ngay chính lúc ban đầu chúng đã mang số phận diệt vong. Chúng không thể được trả lời; chính việc phát biểu ra chúng là như vậy.
Chẳng hạn bạn hỏi, 'Ai đã tạo ra thế giới này?' Bây giờ đây là câu hỏi ngu xuẩn, nó là ngớ ngẩn. Nó không thể được trả lời. Cách thức nó được hỏi đã ngăn cấm câu trả lời của nó. Nếu ai đó nói, 'Thượng đế đã tạo ra thế giới,' bạn sẽ hỏi cùng câu hỏi đó về thượng đế - 'Ai đã tạo ra thượng đế?' Và nếu người này trở nên giận dữ - vì cái gọi là người tôn giáo trở nên giận dữ nếu bạn hỏi họ 'Ai đã tạo ra thượng đế?' thế thì họ đơn giản biểu lộ rằng họ sợ.
Họ sợ rằng bạn có thể đem câu hỏi này lại lần nữa. Bằng cách nào đó họ đã cố gắng để giải nó, bằng cách nào đó họ giả vờ rằng họ đã giải được nó - và bạn lại đem câu hỏi đó tới. Lại lo âu, lại lo nghĩ. Họ trở nên giận dữ. Họ không muốn bạn mở lại cái hộp của Pandora ra nữa. Bằng cách nào đó họ đang ngồi trên đỉnh. Họ đã đóng nó lại rồi: thượng đế đã tạo ra thế giới. Họ cũng biết rằng câu hỏi này vẫn còn liên quan.
Nếu việc hỏi 'ai đã tạo ra thế giới này?' mà có liên quan, thế thì 'ai đã tạo ra thượng đế?' cũng có liên quan. Câu hỏi vẫn thế. Bây giờ nếu bạn nói 'A đã tạo ra thượng đế,' thế rồi bạn hỏi, 'Ai đã tạo ra A?' Nói B. Thế thì ai đã tạo ra 'B'? Nó cứ tiếp diễn mãi. Nó là câu hỏi ngu xuẩn.
Tôi không ở đây để trả lời các câu hỏi ngu ngốc của bạn. Tôi ở đây để chỉ nó cho bạn - rằng chúng là ngu xuẩn. Trong hiểu biết đó, chúng rơi rụng đi.
Khi tôi trả lời bạn, thực tế tôi không trả lời bạn đâu. Tôi chỉ cố gắng làm cho bạn nhận biết thêm chút ít về câu hỏi của bạn, để cho bạn có thể thấy rằng trong chính việc hỏi nó bạn đang đi vào trong cái rãnh, và bạn sẽ không bao giờ có khả năng thoát ra khỏi nó trừ phi bạn vứt bỏ câu hỏi này.
Tôn giáo là nghệ thuật vứt câu hỏi đi. Cho nên, cũng tốt là bây giờ bạn không có câu hỏi nào. Tôi sung sướng, ân huệ của tôi là ở cùng bạn. Tay tôi ở trên đầu bạn. Và cẩn thận - chẳng chóng thì chầy bạn sẽ thấy chỉ có mỗi tay tôi ở đó thôi, đầu bạn đã biến mất! Đó là toàn thể nỗ lực. Nếu bạn không tin tôi, bạn có thể hỏi Yatri, người vẽ tranh biếm hoạ của chúng ta. Vài ngày trước đây anh ấy đã vẽ bức tranh biếm hoạ hay cho tôi. Anh ấy đã hiểu ra vấn đề - rằng đây là toàn bộ ảo thuật.
Nếu bạn cho phép tôi đặt tay lên đầu bạn, cẩn thận đấy. Chẳng chóng thì chầy bạn sẽ thấy chỉ mỗi tay có đó còn đầu thì mất rồi. Tôi đang cố gắng chặt đầu bạn. Và một khi đầu bạn biến mất, bạn đã về tới nhà. Thế thì không có đâu để đi cả.
Đó là tất cả mọi thứ trong đầu bạn - việc đi này, tìm kiếm, truy tìm, câu hỏi, vấn đề, tin vào cái này, không tin vào cái nọ, Hồi giáo, Hindu giáo, Ki tô giáo. Đây là tất cả những thứ trong đầu bạn. Khi cái đầu biến mất, bạn bỗng nhiên có đó. Con người cũ có đó. Con người tinh tuý có đó. Thượng đế có đó.
Gọi nó là bất kì cái gì bạn thích... nhưng không có vấn đề, không có câu hỏi. Bạn có đó với con mắt tràn đầy ngạc nhiên. Bạn có đó, tràn đầy kính nể. Bỗng nhiên câu nói "Aha" khác thường nảy sinh trong bản thể bạn và lan toả khắp bạn và cứ lan toả vào sự tồn tại. Đây là điều các nhà tâm lí gọi là kinh nghiệm 'Aha!', kinh nghiệm đỉnh.
Đó chính là cực lạc đấy - cái 'Aha!' lớn tới mức bạn hoàn toàn bị tan biến vào trong nó. Nó trở thành chính bài ca của bạn, lễ hội của bạn, điệu vũ của bạn. Cuộc sống là bí ẩn để được sống, không phải là vấn đề để được giải. Cuộc sống là bí ẩn để bị mất hút vào trong, không phải là vấn đề để được giải quyết.
Cũng tốt là bạn đang trở nên ngày một có khả năng không hỏi các câu hỏi. Nhưng tôi có thể hiểu khó xử này.
Vài tháng trước đây khi tôi rời khỏi thầy lần đầu tiên, tôi cảm thấy mạnh mẽ, sôi nổi, tự tin vào chính mình, và vậy mà tôi đã để thời gian nói với thầy, bên trong hay bên ngoài, về những vấn đề nào đó, cố gắng tìm ra giải pháp.
Khi lần đầu tiên bạn tới tôi, bạn bắt đầu cảm thấy rất mạnh mẽ, bởi vì bất kì cái gì bạn nghe từ tôi, bản ngã bạn đều được nuôi dưỡng trên nó. Bạn bắt đầu cảm thấy rất tự tin, rất cao siêu. Bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn biết, rằng bạn là ai đó. Đấy là những ngày trăng mật. Nếu bạn muốn còn lại trong tuần trăng mật đó, đừng bao giờ quay lại nữa. Một lần là tốt, hai lần là nguy hiểm. Ba lần - và bạn bị kết thúc đấy!
Khi bạn nghe tôi lần đầu tiên, bạn nghe như bạn có thể nghe. Bạn không biết cách nghe. Toàn thể cuộc sống của bạn đã chẳng là gì ngoài nỗ lực để tôn cao bản ngã - cho nên bất kì điều gì bạn có được cũng đều tôn cao bản ngã. Nếu bạn được tiền, bản ngã của bạn lập tức khai thác nó. Nếu bạn được tri thức, bản ngã của bạn nhảy lên nó và trở thành thông thái hơn. Nếu bạn thành công trong bất kì cái gì, bản ngã... Bất kì điều gì bạn làm, bản ngã cứ hấp thu mọi thứ tới với nó. Nó cứ ăn điều đó, và cứ trở nên ngày một lớn hơn.
Khi bạn tới tôi lần đầu tiên và nhận tính chất sannyas, tôi biết rất rõ bản ngã cũng sẽ nhảy lên nó. Đó là thói quen cũ của nó, bạn đã huấn luyện bản ngã theo điều đó. Nhưng lần này nó đang bị lâm vào nguy hiểm đấy, bởi vì tính chất sannyas giống như chất độc cho bản ngã. Bản ngã nhảy lên nó - vì bản ngã đã từng nhảy lên mọi thứ.
Cho nên lần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy mọi thứ cứ tốt dần lên và tốt dần lên. Lần tiếp bạn tới, chất độc đã bắt đầu có tác dụng, nó đã đi vào trong chính tâm can của bạn - bản ngã bắt đầu chết. Thế thì bạn hiểu tôi nhiều hơn. Bạn nghe tôi một cách đúng đắn. Thế thì bạn hiểu trò chơi này là gì - bản ngã phải bị vứt bỏ. Thế thì bạn không còn tự tin thế nữa, thế thì bạn không cảm thấy mạnh mẽ thế. Thế thì bạn không còn bị kích động thế. Thế thì bạn bắt đầu co lại bởi vì bản ngã bắt đầu co lại. Thế thì bạn cảm thấy yếu đuối. Điều đó là tự nhiên và tốt. Nó chỉ dẫn cho sự trưởng thành.
Khi Nagarjuna tới lần thứ ba, tôi hi vọng anh ấy sẽ trở nên có khả năng hơn, cảm nhận nhiều hơn. Thế thì anh ấy sẽ cảm thấy tự tin mới nảy sinh, nhưng điều này sẽ không là từ bản ngã chút nào nữa. Nó sẽ là từ bản thể của anh ấy.
Bạn không thể gọi nó là tự tin được. Cách tốt nhất để nói nó là nói rằng sẽ có thiếu vắng của không tự tin. Bạn không thể nói rằng anh ấy sẽ cảm thấy mạnh mẽ. Cách duy nhất để nói nó là ở chỗ anh ấy sẽ không cảm thấy yếu đuối. Bạn không thể nói rằng anh ấy sẽ cảm thấy thông thái hơn. Bạn chỉ có thể nói rằng anh ấy sẽ không cảm thấy rằng anh ấy thiếu cái gì cả, hay anh ấy cần cái gì. Không phải là sẽ có thông thái - sẽ có việc biết. Không phải là sẽ có tự tin- bởi vì tất cả mọi tự tin đều dựa trên nỗi sợ ở đâu đó. Sẽ không có tự tin, không có không tự tin. Người ta đơn giản sẽ có đó, chỉ có đó, không ý tưởng nào.
Trong Thiền họ gọi đây là ba bước. Bokuju tương truyền đã nói, 'Khi ta tới với thầy, sông là sông và núi là núi. Thế rồi mọi thứ đâm ra lẫn lộn. Ta đã sống với thầy và sông không còn là sông nữa và núi không còn là núi nữa. Mọi thứ đều lẫn lộn, mọi thứ đều xoắn xuýt lấy nhau, mọi thứ đều xâm nhập vào biên giới của nhau, mọi thứ đều trở thành đống lộn xộn. Nhưng ta vẫn còn lại. Rồi một ngày nào đó sông lại thành sông, núi lại thành núi. Nhưng mà khác biệt làm sao!'
Rồi một ngày nào đó bạn sẽ trở thành cũng chính là như bạn trước đây, vậy mà lại không hệt như trước nữa. Nó sẽ là hiện tượng hoàn toàn khác theo một cách nào đó.
Chẳng hạn, một người cảm thấy rất mạnh mẽ phải nhận biết ở đâu đó sâu bên dưới rằng mình yếu đuối. Bằng không ai sẽ cảm thấy mạnh mẽ? Người cảm thấy rằng mình tự tin phải tỉnh táo ở mức độ nào đó của bản thể mình rằng mình thiếu tự tin. Bằng không ai bận tâm tới tự tin? Người cảm thấy cao siêu phải có tự ti ở đâu đó.
Chúng ta bao giờ cũng phóng chiếu cái trái ngược. Phóng chiếu của chúng ta là cái bù lại. Bất kì cái gì thiếu, chúng ta đều phóng chiếu. Người dốt nát trở thành thông thái, người bản ngã trở thành khiêm tốn, người cảm thấy tự ti bắt đầu phóng chiếu thành cao siêu theo cách này cách khác. Bởi vì khó mà sống được với tự ti, với không tự tin, với cái yếu đuối, chúng ta phóng chiếu lên cái kia. Chúng ta phóng chiếu cái gì đó đối lập, và chúng ta giả vờ, và chúng ta bắt đầu tin vào nó.
Nhưng rồi một ngày nào đó người ta thực sự về nhà, trở nên nhận biết, thế thì không có tự ti, không có cao siêu - và đó là cao siêu thực. Thế thì không có mạnh và không có yếu - và đó là mạnh thực. Thế thì không có dốt nát và không có hiểu biết - và đó là cái biết thực.
Bây giờ tôi lại sắp đi, có lẽ trong một thời gian lâu hơn, và tôi cảm thấy bình thản, an bình, vô tư - cho dù ngày một yếu đi, lẫn lộn và không có câu trả lời nào.
Anh ấy đã có khả năng hiểu được tình huống của mình rất đúng. Bình thản, thanh bình, yên tĩnh anh ấy đang lớn lên. Nhưng bạn càng trở nên bình thản, bạn càng cảm thấy rằng tất cả mọi sức mạnh của mình chỉ là việc tin của mình thôi, rằng tất cả mọi tuyên bố của bạn đều chỉ là hư huyễn. Chúng đã là nỗ lực để trốn tránh đằng sau, chúng đều giống như mặt nạ.
Cho nên những mặt nạ đó đang rơi xuống và bạn sẽ cảm thấy yếu đuối, lẫn lộn, không câu trả lời nào. Sống qua điều đó đi. Đừng bắt đầu rút lui. Đi qua nó. Điều đó sẽ là gian nan, điều đó sẽ là gian khó, nhưng nếu bạn có thể đi qua được nó, chẳng mấy chốc buổi sáng sẽ tới gần hơn. Đêm tối sắp hết rồi. Nhưng nhớ lấy, trước khi sáng tới, đêm trở nên rất tối.
Bây giờ, điều đó đích xác là trường hợp cho Nagarjuna. Đêm sẽ trở nên rất tối, nhưng đừng sợ. Điều đó đơn giản là chỉ báo rằng sáng không còn xa nữa. Và dầu vậy anh ấy vẫn cảm thấy mình bình thản hơn, yên tĩnh hơn.
Bao giờ cũng nhớ rằng bất kì khi nào bạn cảm thấy bình thản hơn, bạn đều đang trên con đường đúng. Bất kì cái gì khác xảy ra, đừng bận tâm. Việc cảm thấy bình thản, yên tĩnh, im lặng là đủ chỉ dẫn rằng bạn đang tới ngày một gần hơn với khu vườn của thượng đế. Chính bình thản đó chứng tỏ rằng bạn đang tới gần hơn với khu vườn mát mẻ. Cây râm mát đang chờ đợi bạn. Làn gió thoảng đã trở nên mát mẻ, ngát hương. Bạn có thể cảm thấy nó trong gió, bạn có thể cảm thấy nó trong bầu không khí. Mát mẻ là chỉ báo đầu tiên về phúc lạc. Im lặng, thoáng nhìn đầu tiên về đỉnh phúc lạc xa xăm.
Cho nên bất kì khi nào bạn cảm thấy im lặng, bất kì cái gì khác có đó - lẫn lộn, yếu đuối - đừng lo; chúng sẽ biến mất. Nếu bình thản không có đó và bạn bị lẫn lộn, thế thì có rắc rối. Điều đó nghĩa là bạn không lớn lên, bạn thậm chí còn thoái lui.
Cho nên điều này phải được tất cả mọi người ghi nhớ lấy. Bất kì ai đang làm việc với tôi, đều nên nhớ - giữ cho đôi mắt bạn tỉnh táo với bình thản, yên tĩnh, im lặng. Nếu điều đó xảy ra, thế thì đừng lo nghĩ về bất kì cái gì khác xảy ra. Cứ để nó vậy. Nó sẽ biến mất theo cách riêng của nó. Có thể trước khi nó biến mất nó sẽ tạo ra cuộc vật lộn cuối cùng, nó có thể tạo ra rắc rối cuối cùng mà nó có thể tạo ra. Nó đã ở đó lâu thế... hàng thiên niên kỉ rồi. Bây giờ bỗng nhiên bạn đuổi nó đi.
Những bệnh tật này, ốm yếu này, đã sống trong nhà lâu tới mức chúng hoàn toàn quên mất rằng chúng là khách. Chúng cho rằng chúng là chủ. Và bạn đang đuổi chúng ra. Chúng sẽ không rời khỏi bạn một cách dễ dàng đâu. Chúng sẽ tạo ra rắc rối. Điều đó là được chấp nhận, được đồng ý. Bạn cứ nghe mãi cái im lặng đang xảy ra, bình thản đang nảy sinh trong bạn, và bạn sẽ có khả năng siêu việt lên trên chúng.
Tay tôi trên đầu bạn, ân huệ của tôi đi cùng bạn.
Câu hỏi thứ hai
Thấu cảm tới và đi. Khi nó đi tôi thành người suy nhược. Tôi rơi vào sợ hãi và ao ước. Niềm ao ước trở nên sâu hơn, xoắn xuýt trong tâm can tôi. Đôi khi tôi biết tôi là kẻ ngốc và trong những khoảnh khắc đó tôi có thể nghe thấy tiếng chim chóc và nhìn thấy bầu trời. Tôi đã viết các câu hỏi từ hàng tháng rồi mà vẫn không trao chúng bởi vì chúng dường như ngu xuẩn khi khoảnh khắc đó qua đi.
Trước hết, mọi câu hỏi đều ngu xuẩn. Tôi chưa bao giờ bắt gặp câu hỏi nào khôn ngoan cả. Làm sao có thể có câu hỏi khôn ngoan được? Các câu hỏi đều ngu xuẩn. Mọi câu hỏi đều trẻ con.
Một trong những nhà trị liệu rất có tiếng ở phương Tây là Fritz Perls. Ông ấy hay nói với bạn bè mình, các bệnh nhân và đệ tử, rằng chỉ trẻ con mới hỏi câu hỏi. Điều đó dường như hoàn toàn đúng. Chỉ trẻ con mới hỏi câu hỏi thôi.
Bạn đã bao giờ đi dạo cùng trẻ con không - chỉ là đi dạo buổi sáng thôi? Và xem - nó sẽ không cho phép bạn bước đi chút nào đâu. Cả nghìn lẻ một câu hỏi... mỗi bước đi lại đem tới các câu hỏi. 'Sao cây này lại xanh hả bác?' Bây giờ ai biết tại sao cây này lại xanh?
Mọi thứ đều trở thành câu hỏi đối với đứa trẻ. Đưa bất kì cái gì vào tâm trí trẻ con và câu hỏi nảy ra liền. Toàn thể cơ chế là việc tạo ra câu hỏi. Bất kì cái gì, bất kì cái gì nhỏ bé - và đứa trẻ lập tức làm nó thành câu hỏi.
Hỏi là mang tính trẻ con rồi. Bạn càng trưởng thành, bạn càng lớn lên trong chín chắn, câu hỏi càng mất dần. Và khi không có câu hỏi, có khả năng thấy. Bằng không câu hỏi đang che phủ mắt và tâm trí nhiều lắm.
Đây là kinh nghiệm của tôi - khi trả lời biết bao nhiêu câu hỏi của họ, tôi đã đi tới quan sát rằng điều bao giờ cũng xảy ra là người đã hỏi câu hỏi đó chẳng bao giờ nghe câu trả lời của tôi. Mọi người khác đều nghe. Người đó quá quan tâm tới câu hỏi của mình, người đó quá lo nghĩ với câu hỏi của mình.
Những người khác nghe và hiểu rõ hơn, bởi vì họ không bị thu hút tâm trí vào nó chút nào. Đây không phải là câu hỏi của họ cho nên họ có thể nghe một cách im lặng. Chẳng có lo nghĩ gì về nó cả. Bản ngã của họ không bị hút vào chút nào. Nhưng người hỏi lại trở nên rất bị thu hút tâm trí. Bản ngã của người đó bị hút vào. Người đó cứ nhìn từ khoé mắt mình - tôi đang nói cái gì? Người đó đã hỏi câu hỏi để được ca ngợi. Người đó đã hỏi câu hỏi trong việc đi tìm - không phải câu trả lời - mà đi tìm điều mọi người sẽ nghĩ người đó rất thông thái - trông đây, câu hỏi anh ta hỏi hay làm sao!
Nếu tôi không trả lời câu hỏi... Vài người cứ hỏi mãi. Chẳng hạn, Madhuri. Cô ấy cứ hỏi mọi ngày, và tôi cứ ném câu hỏi của cô ấy đi. Cô ấy quan tâm tới việc hỏi hơn là nghe câu trả lời. Bởi vì không thành vấn đề việc nó phải là câu hỏi của bạn. Câu hỏi của bất kì ai cũng đều là câu hỏi của bạn. Bất kì câu hỏi nào đã từng xảy ra cho bất kì tâm trí người nào đều là một phần của bạn. Nếu bạn nghe đúng, nó sẽ giải quyết nhiều vấn đề cho bạn. Nó sẽ cho bạn sáng suốt, sáng tỏ.
Nhưng có những người chỉ quan tâm tới câu hỏi của họ thôi. Nếu tôi trả lời câu hỏi của họ thì họ không thể nghe được bởi vì tôi đang trả lời câu hỏi của họ, còn họ lại bị kích động và phát sốt lên. Nếu tôi không trả lời câu hỏi của họ thì họ ngồi đó ủ rũ và chết - 'Lần nữa ông này không trả lời câu hỏi của mình rồi.'
Người hỏi đang trong rắc rối. Chính nỗ lực hỏi là thiếu chín chắn chút ít. Ngày xưa đã thành tục lệ, thành truyền thống là đi tới thầy và sống cùng thầy - không hỏi gì cả, chỉ ở cùng thầy. Bởi vì có gì mà hỏi? Ngay cả để hỏi, người ta cũng phải biết cái gì đó, và người ta lại chẳng biết gì cả. Cho nên hỏi cái gì? Người ta phải ở cùng thầy, tiêm nhiễm hiện hữu của thầy... chỉ để được thấm đẫm bởi hiện diện của thầy. Người ta phải giống như miếng bọt bể. Người ta phải cởi mở và nhạy cảm.
Đây đã là truyền thống của ngày xưa - rằng đệ tử phải đợi. Khi thầy nói, 'Bây giờ con có thể hỏi,' thế thì đệ tử có thể hỏi. Và gần như bao giờ điều xảy ra cũng là khi thầy nói, 'Bây giờ con có thể hỏi,' thì đệ tử sẽ cười và anh ta sẽ nói, 'Bây giờ thì trễ quá rồi. Câu hỏi của con đã kết thúc. Chẳng có gì để hỏi bây giờ cả.' Thực tế thầy sẽ yêu cầu đệ tử hỏi chỉ khi anh ta nói, 'Bây giờ chẳng có gì để hỏi cả. Bây giờ tâm trí tuyệt đối sạch sẽ. Không có dấu hỏi nào trong tâm trí cả.'
Dấu hỏi tựa như đám mây. Đằng sau những dấu hỏi đó, chói sáng bên trong của bạn bị mất. Khi không có câu hỏi, mọi đám mây biến mất, bầu trời trong trẻo, bình minh trong veo.
Câu trả lời ở việc chói sáng bên trong của bạn. Câu trả lời không thể tới từ bên ngoài được. Tôi không thể trả lời cho bạn được. Câu trả lời là ở trong trạng thái định tâm nào đó của bạn.
Cho nên người hỏi này đã cảm thấy đúng - tất cả mọi câu hỏi đều ngu xuẩn. Nhưng tôi không nói, 'đừng hỏi', bởi vì tôi biết tâm trí hiện đại không phải là tâm trí cổ. Những thay đổi lớn lao đã xảy ra. Bây giờ nếu bạn nói với ai đó hãy đợi nhiều năm, thế thì chẳng ai có thể đợi được. Tâm trí hiện đại đang vội vã tới mức nó không ở trạng thái kiên nhẫn được, và tâm trí hiện đại đã được huấn luyện để hỏi. Tâm trí hiện đại đã không được huấn luyện để hiện hữu.
Đó là lí do tại sao tôi cứ trả lời các câu hỏi của bạn. Không phải vì câu hỏi của bạn là đáng trả lời, hay câu trả lời là cần thiết, hay tôi có thể trả lời câu hỏi của bạn. Không, chẳng có gì như thế cả. Tôi cứ trả lời câu hỏi của bạn bởi vì việc hỏi đã trở thành một phần của tâm trí đương đại. Chỉ dần dần bạn mới trở nên có khả năng không hỏi.
Nghe câu hỏi của mình và câu trả lời cho chúng, bạn có thể đợi. Không làm gì cả, chỉ đơn giản ngồi đó trong im lặng, bạn không thểđợi được. Im lặng sẽ quá nhiều, không chịu được. Cho nên tôi trả lời bạn chỉ để cho bạn vài đồ chơi mà chơi thôi. Trong khi đó thì bạn lớn lên - và tôi chờ đợi điều đó.
Đứa trẻ lớn lên trong khi nó chơi đồ chơi. Tôi cứ cho bạn đồ chơi mọi ngày. Bạn chơi - nhưng mối quan tâm của tôi là ở sự lớn lên của bạn. Một ngày nào đó tôi biết bạn sẽ vượt ra ngoài đồ chơi và bạn sẽ tới tôi và bạn sẽ nói với tôi, 'Cám ơn thầy, Osho, vì tất cả những đồ chơi này thầy đã cho chúng tôi chơi, nhưng chúng không còn cần thiết nữa.'
Đó sẽ là ngày mà lần đầu tiên bạn sẽ rơi vào trong hài hoà với tôi... và câu trả lời sẽ bắt đầu tuôn chảy. Nó sẽ không phải là câu trả lời miệng, nó sẽ là việc truyền năng lượng... việc truyền bên ngoài kinh sách. Nó sẽ là việc truyền trao, cú nhảy - bởi vì trong khoảnh khắc đó bạn sẽ hoàn toàn cởi mở.
Việc hỏi chỉ ra hoài nghi. Hoài nghi tạo ra rào chắn. Câu hỏi không là gì ngoài hoài nghi trong trang phục rất văn minh. Nó trông rất lịch sự, nhưng nó là hoài nghi. Cứ dường như bạn đi và bạn bắt lấy người nguyên thuỷ và rồi đem anh ta tới thợ cạo, và thợ cạo cắt tóc cạo râu làm sạch sẽ anh ta và gội đầu cho anh ta và cho anh ta tắm, và thế rồi bạn đem anh ta tới nhà may y phục và cho anh ta trang phục đẹp - và thế rồi bạn đem người nguyên thuỷ đó tới tôi. Anh ta trông là một quí ông hoàn hảo, nhưng anh ta không phải vậy. Sâu bên dưới anh ta vẫn là người nguyên thuỷ cũ.
Câu hỏi là hoài nghi mà giả vờ không phải là hoài nghi. Câu hỏi là hoài nghi theo cách rất lịch sự, cách rất quân tử.
Khi câu hỏi biến mất, hoài nghi biến mất. Hay khi hoài nghi biến mất, câu hỏi biến mất. Thế thì bạn đang trong hoà điệu với tôi, trong mối quan hệ tốt. Thế thì chúng ta không phải là hai. Thế thì tôi có thể nhìn vào mắt bạn, và bạn có thể nhìn vào mắt tôi và bạn có thể thấy gặp gỡ xảy ra... gặp gỡ của hai linh hồn. Và thế thì rất khó hiểu ai là thầy và ai là đệ tử, bởi vì các năng lượng gặp gỡ và quyện xoắn và trở thành một. Trong khoảnh khắc đó, trong khoảnh khắc thân thiết đó, câu trả lời thực sẽ được nghe thấy.
Điều này là nghịch lí. Điều tôi đang nói là thế này, có thể được tóm tắt trong nghịch lí này - nếu bạn hỏi, bạn sẽ không có được câu trả lời; nếu bạn không hỏi, câu trả lời có sẵn đấy.
Cứ hỏi và bạn sẽ cứ lỏ lỡ câu trả lời. Dừng việc hỏi và câu trả lời bao giờ cũng đã chờ đợi bạn đón nhận nó. Tâm trí cứ hỏi mãi thì chẳng bao giờ đi tới câu trả lời, còn tâm trí đã vứt việc hỏi đi thì bỗng nhiên lại thấy câu trả lời đã ở đó rồi, chói sáng trong bản thể riêng của người ta. Bạn chưa bao giờ đánh mất nó cả.
Cũng tốt là bạn có thể cảm thấy Tôi đã viết các câu hỏi từ hàng tháng rồi mà vẫn không trao chúng bởi vì chúng dường như ngu xuẩn khi khoảnh khắc đó qua đi. Đôi khi tôi biết tôi là kẻ ngốc và trong những khoảnh khắc đó tôi có thể nghe thấy tiếng chim chóc và nhìn thấy bầu trời.
Để đó là chìa khoá của bạn. Thế thì là kẻ ngốc đi. Thế thì đó là con đường của bạn. Nếu khi bạn là kẻ ngốc mà bạn có thể thấy bầu trời và bạn có thể nghe thấy tiếng chim chóc, thế thì việc là kẻ ngốc là việc thiền của bạn đấy. Thế thì cứ là kẻ ngốc, thế thì đừng cố gắng là cái gì cả. Bởi vì bất kì khi nào bạn trở nên thông thái, tinh ranh, láu cá, nhanh trí, bạn lỡ.
Bầu trời có đó, chim chóc đang hót - chúng bao giờ cũng hót. Từ vĩnh hằng, sự tồn tại đã trong lễ hội. Điệu vũ tiếp tục, nó là quá trình tiếp diễn, sự liên tục. Nó là dòng sông tuôn chảy và chảy và chảy. Ngồi trên bờ - bạn đang làm gì?
Vâng, có những khoảnh khắc, người hỏi nói... và đích xác người đó đã bắt được, người đó đã tìm thấy trực giác sâu sắc nào đó - rằng bất kì khi nào người đó ngu, bầu trời lại có đó và chim chóc hót vang, và lễ hội có thể được cảm thấy. Bất kì khi nào người đó trở nên thông minh, nó lại bị mất. Vậy thì cứ là kẻ ngốc đi.
Khi tôi nói là kẻ ngốc, tôi ngụ ý đừng là tâm trí, tôi ngụ ý đừng tinh ranh và láu cá. Đừng tính toán. Bạn đã bắt gặp trực giác đẹp, việc nhìn thấu suốt. Thế thì ngày một giống kẻ ngốc hơn đi.
Có một cuốn tiểu thuyết hay của Feodor Dostoevsky, 'Thằng ngốc'. Đọc nó, thiền về nó đi. Trong tiểu thuyết đó nhân vật chính là một kẻ ngốc... nhưng một kẻ ngốc như Thánh Francis, một kẻ ngốc nhưng giống như Lão Tử, Trang Tử. Người đó đã vứt bỏ, hay người đó không có tâm trí tính toán.
Tất nhiên, nếu bạn là kẻ ngốc thì bạn sẽ bị lừa. Tất nhiên, nếu bạn là kẻ ngốc bạn sẽ không phải là người thành đạt trong thế giới này. Nếu bạn là kẻ ngốc bạn sẽ nghèo - nhưng bạn sẽ cực kì giầu với thượng đế. Trong thế giới này bạn sẽ không thành công, điều đó là chắc chắn. Trong thế giới này chỉ người tính toán và tinh ranh mới có thể thành công. Nhưng thành công của họ là gì? Chung cuộc cái chết tới và toàn thể thành công của họ bị huỷ bỏ. Nó trở lại thành số không. Đến cuối cùng họ thấy rằng bao giờ đấy cũng chỉ là mơ. Họ đã bị lừa bởi chính tinh ranh của riêng mình.
Nếu bạn là kẻ ngốc bạn sẽ có thượng đế bên trong mình. Nếu bạn là kẻ ngốc bạn sẽ có tất cả mọi cái đẹp của cuộc sống, sự giàu có vô cùng của cuộc sống. Toàn thể cuộc sống của bạn sẽ là điều quí giá. Không ai có thể lừa được bạn về nó bởi vì đó là cốt lõi bên trong nhất của bạn. Không ai có thể lấy nó đi được.
Nhớ điều đó - bị lừa còn tốt hơn là đi lừa. Nếu có chọn lựa, bao giờ cũng chọn để bị lừa hơn là đi lừa. Bởi vì trong phân tích tối hậu về mọi thứ, kẻ đi lừa mới là người bị lừa, còn người bị lừa lại chẳng bị lừa chút nào. Trong phân tích tối hậu về mọi thứ, nó đích xác như Jesus nói: Những người ở cuối cùng trong thế giới này sẽ là người đầu tiên trong vương quốc của thượng đế, còn người đầu tiên sẽ là người ở cuối cùng.
Người đầu tiên sẽ là người cuối cùng và người cuối cùng sẽ là người đầu tiên sao? Logic của sự tồn tại là hoàn toàn khác với logic của bãi chợ. Đó là khác biệt giữa chính trị và tôn giáo. Cho nên tôi không thể quan niệm được người tôn giáo lại mang tính chính trị, và tôi không thể quan niệm được chính khách lại mang tính tôn giáo. Điều đó là không thể được. Điều đó không thể xảy ra trong bản chất của mọi sự.
Chính khách phải tinh ranh. Chính khách phải bao giờ cũng sẵn sàng trộm cướp và lừa đảo. Tất nhiên ông ta lừa và cướp theo cách rất khó bắt được ông ta. Hiếm khi có chuyện xảy ra là Nixon bị bắt. Nhưng tất cả các chính khách đều đích xác như nhau - dù bị bắt hay không bị bắt, đó không phải là vấn đề. Có thể Nixon đã làm quá nhiều chút ít, ông ta vượt ra ngoài giới hạn. Hừ? có giới hạn chứ. Nếu bạn vẫn còn ở dưới một trăm độ, bạn sẽ không bay hơi; chín mươi chín độ là được.
Các chính khách rất tinh ranh vẫn còn ở gần chín mươi chín độ. Họ không bao giờ đi ra ngoài điều đó. Nixon có quá tự tin hơn một chút, đi xa thêm một chút, làm cho bản thân mình lâm vào rắc rối. Nhưng tất cả các chính khách đều tinh ranh. Nếu họ mà không là chính khách thì họ sẽ là tội đồ. Họ thuộc vào cùng loại. Những kẻ tội đồ, nếu họ bằng cách nào đó được nuôi dưỡng theo cách tốt hơn, thì đã thành chính khách. Phẩm chất của tâm trí là như nhau.
Người tôn giáo là người thực sự ngốc trong con mắt của thế giới. Chấp nhận điều đó, và bạn sẽ không là người mất. Tôi hứa với bạn đấy, bạn sẽ không là người mất đâu. Là kẻ ngốc và tận hưởng điều đó đi. Đôi khi điều khôn ngoan là trở thành ngu, chính việc mang tính ngu mới là khôn ngoan.
Và điều người hỏi này nói... Câu hỏi này là từ Dayal. Anh ấy có khả năng mênh mông để trở thành giống như Thánh Francis. Anh ấy là con người rất giản dị... rất giản dị. Anh ấy đã đi tới hiểu biết lớn lao. Đôi khi tôi biết tôi là kẻ ngốc và trong những khoảnh khắc đó tôi có thể nghe thấy tiếng chim chóc và nhìn thấy bầu trời.
Thế thì bám lấy nó đi. Thế thì thảnh thơi ngày một nhiều hơn và để cho những khoảnh khắc ngu ngốc đó tới với bạn ngày một nhiều hơn. Cho phép chúng đi vào bạn sâu hơn. Bạn chẳng có gì để mất cả. Cái gì có đó để mà bị mất? Vứt các tính toán và tinh ranh đi.
Mọi người cứ tưởng họ không tính toán. Nhưng có vài người không tính toán một cách có tính toán. Họ coi mình không tính toán.
Tôi đã đọc một giai thoại:
Bà Meyerowitz đang uống trà với bà Abramowitz. 'Bánh này của bà ngon thế,' bà Meyerowitz say sưa, 'Tôi đã ăn năm chiếc rồi.'
'Bẩy chứ,' bà Abramowitz mỉm cười, 'nhưng ai đếm?'
Mọi người cứ đếm bên cạnh, và họ cứ nghĩ, 'Ai đếm?'
Là kẻ ngốc. Chẳng có gì giống điều đó cả. Jesus là kẻ ngốc. Phật là kẻ ngốc. Ở Ấn Độ chúng ta có từ 'buddhu' - buddhu nghĩa là ngốc. Nó bắt nguồn từ Phật. Mọi người phải đã nghĩ rằng Phật là kẻ ngốc. Cho nên trong tiếng Ấn Độ, chính từ cho ngốc đã trở thành buddhu.
Khi Phật bắt đầu ngồi dưới gốc cây bồ đề nơi ông ấy đã trở nên chứng ngộ, mọi người đều phải đã nghĩ rằng ông ấy là một buddhu, kẻ ngốc. Mọi người phải đã tới ông ấy và nói, 'Ông đang làm gì thế? Ông có điên không đấy? Ông được dự định làm vua cơ mà.' Ông ấy là con trai duy nhất của bố ông ấy, ông ấy sẽ là vua. Thậm chí không có tranh chấp - ông ấy đơn giản sẽ là vua. Ông ấy đã sống trong giầu có vô cùng, và bỗng nhiên ông ấy trốn biệt. Gọi người này là gì?
Mọi người phải đã nói rằng ông ấy là kẻ ngốc. Mọi người phải đã tới ông ấy và nói, 'Ông đang làm gì ở đây, ngồi như kẻ ngốc?' Tên ông ấy, 'Phật', trở nên được gắn với tính ngu ngốc. Bây giờ buddhu nghĩa là thằng ngốc. Không ai bận tâm đi vào lịch sử của từ này, nhưng nó cực kì có nghĩa.
Phật là kẻ ngốc. Bạn còn có thể nói được gì khác? Mọi người đều cố gắng trở thành vua, còn ông ấy lại trốn biệt. Ông ấy đang ngấp nghé. Ông ấy có tất cả mọi đàn bà đẹp có thể có. Bố ông ấy đã mang tất cả mọi cô gái đẹp từ vương quốc về cho ông ấy. Ông ấy được bao quanh liên tục bởi những cô gái đẹp. Cung điện đẹp được làm cho ông ấy - mỗi cung điện cho một mùa. Vào mùa hè ông ấy có cung điện này, vào mùa đông ông ấy có cung điện khác, vào mùa mưa ông ấy có cung điện khác nữa. Và người bố thực sự chăm nom ông ấy - bởi vì ông ấy đã được sinh ra khi người bố rất già; ông ấy là niềm hi vọng duy nhất của người bố. Và bỗng nhiên một đêm ông ấy trốn mất tích. Với mọi mục đích thực dụng ông ấy đều là kẻ ngốc. Jesus là kẻ ngốc. Francis cũng vậy, Lão Tử cũng vậy, Trang Tử cũng vậy.
Dayal, nghe theo trái tim mình đi, và đơn giản. Là kẻ ngốc. Để cho điều đó là chính phong cách sống của bạn, và ngày một nhiều thượng đế sẽ thấm vào bạn.
Thấu cảm tới và đi. Khi nó đi tôi thành người suy nhược. Tôi rơi vào sợ hãi và ao ước. Niềm ao ước trở nên sâu hơn, xoắn xuýt trong tâm can tôi. Đôi khi tôi biết tôi là kẻ ngốc và trong những khoảnh khắc đó tôi có thể nghe thấy tiếng chim chóc và nhìn thấy bầu trời.
Thấu cảm tới, từ bi, tình yêu tới, nhưng nó tới chỉ khi bạn là kẻ ngốc. Đó là lí do tại sao mọi người đều nghĩ rằng những người yêu là kẻ ngốc, mù quáng, bị thôi miên lẫn nhau. Tình yêu là một loại ngu xuẩn. Trên thế giới nơi tiền dường như là mục đích duy nhất, nơi tên tuổi và danh vọng dường như là mục đích duy nhất, tình yêu là ngu ngốc, thiền là ngu ngốc, từ bi là ngu ngốc.
Đó là lí do tại sao tôi cứ kiên định - cứ là kẻ ngốc. Đó là lí do tại sao tôi đã cho bạn những áo choàng son này để làm ra kẻ ngốc từ bạn đấy. Bây giờ bạn sẽ đi vào thế giới và mọi người sẽ cười rằng người điên đã tới đây. Trẻ con sẽ đi theo bạn và chúng sẽ cười và chúng sẽ nghĩ, 'Điều gì đã xảy ra cho người đàn ông hay đàn bà này?' Chúng sẽ chế nhạo bạn. Khi chúng chế nhạo bạn, cười đi, cười cùng chúng. Tận hưởng.
Mọi người tới và hỏi tôi, 'Sao thầy cứ khăng khăng phải mặc áo choàng da cam?' Đấy chỉ là thủ thuật thôi, một phương cách, để buộc bạn phải trở thành kẻ ngốc. Bạn có thể mặc nó chỉ nếu bạn đã sẵn sàng buông xuôi cái gọi là ý tưởng của bạn về bản ngã, kính trọng; cái gọi là ý tưởng của bạn mà sự chấp thuận của xã hội trao cho bạn. Xã hội sẽ phản đối bạn. Bạn sẽ trở thành người xa lạ.
Đó là toàn thể chủ định. Tôi muốn bạn trở thành người xa lạ trên thế giới này để cho bạn trở thành khách trong nhà của thượng đế. Nếu bạn trở nên quá trần tục, bạn sẽ bỏ lỡ thượng đế.
Từ bi tới, có những khoảnh khắc khi bạn tuôn chảy, khi không có gì giữ bạn lại, khi bạn cởi mở. Cho phép nó! Tận hưởng nó! Làm thành điểm nó tới ngày một nhiều hơn. Đừng khép trái tim của bạn lại. Nổi cùng nó. Để nó tuôn chảy đi. Có mọi người, không có mọi người, để cho nó tuôn chảy. Trong đám đông, khi một mình, để nó tràn ngập bạn. Và dần dần bạn sẽ thấy rằng bạn đã từng bỏ lỡ. Không có từ bi, không có chân lí.
Phật đã nói rằng chân lí và từ bi tới cùng nhau... các mặt của cùng một năng lượng. Nếu bạn trở nên thực, bạn sẽ có từ bi. Hay nếu bạn có từ bi, bạn sẽ bắt đầu trở nên thực. Con người của từ bi, làm sao người đó có thể không thực được? Nghĩ về điều đó đi. Điều đó là không thể được.
Nếu bạn yêu một người, làm sao bạn có thể không thực, không chân thực; làm sao bạn có thể giả được? Làm sao bạn có thể đeo mặt nạ được nếu bạn yêu một người? Khi bạn yêu một người bạn lột trần, trần trụi. Bạn vứt bỏ mọi tấm màn chắn. Bạn không mang mặt nạ nào. Bạn đơn giản có đó, dù bạn là bất kì ai, dù bạn là bất kì cái gì... trong đơn giản của mình, trong chân lí của mình.
Từ bi hay tình yêu đem tới chân lí. Chân lí đem tới từ bi và tình yêu. Cứ bắt đầu từ bất kì đâu - cùng một điều sẽ là mục đích, cùng một điều sẽ là kết quả.
Với Dayal tôi muốn nói, bắt đầu bằng việc là kẻ ngốc và việc là từ bi. Và mọi thứ sẽ xảy ra cho bạn. Thế thì bạn không cần lo nghĩ.
Câu hỏi thứ ba
Hôm nọ tôi cảm thấy 'bản thân mình là địa ngục'. Tôi đang trong địa ngục. Địa ngục! Tôi có phải chấp nhận địa ngục trước khi tôi có thể tìm ra phúc lạc không? Tôi không hiểu làm sao.
Nghe câu hỏi này rất sâu sắc vào.
Hôm nọ tôi cảm thấy 'bản thân mình là địa ngục'. Tôi đang trong địa ngục.
Không, bạn không trong địa ngục. Bạn là địa ngục thì có. Chính bản ngã là địa ngục. Một khi bản ngã không có đó, thì không có địa ngục. Bản ngã tạo ra các cấu trúc quanh bạn, cái làm cho bạn khổ. Bản ngã hoạt động như vết thương - thế thì mọi sự bắt đầu làm đau nó. Cái 'tôi' là địa ngục.
Đó là lí do tại sao Phật nói đạt tới vô ngã. Cái ngã là địa ngục, vô ngã là thiên đường. Không hiện hữu là trong thiên đường. Hiện hữu bao giờ cũng là trong địa ngục.
Tôi có phải chấp nhận địa ngục trước khi tôi có thể tìm ra phúc lạc không?
Bạn phải hiểu địa ngục. Bởi vì nếu bạn không hiểu địa ngục, bạn sẽ không bao giờ có khả năng thoát ra khỏi nó. Và để hiểu, chấp nhận là điều phải làm. Bạn không thể hiểu được cái gì nếu bạn phủ nhận nó.
Đó là điều chúng ta đã từng làm. Chúng ta cứ không thừa nhận bản thể mình. Chúng ta cứ phủ nhận - 'Cái này không phải là tôi.' Đó là điều Jean-Paul Sartre nói - người khác là địa ngục. Khi bạn phủ nhận cái gì đó trong mình, bạn phóng chiếu nó lên người khác. Nhìn vào cơ chế của phóng chiếu đi. Bất kì cái gì bạn phủ nhận trong bản thân mình, bạn phóng chiếu nó lên người khác. Bạn phải đặt nó vào đâu đó. Nó ở đó, bạn biết.
Mới đêm hôm nọ một sannyasin bảo tôi rằng cô ấy đã trở nên rất sợ là chồng cô ấy sẽ giết cô ấy. Bây giờ cô ấy có một người chồng rất giản dị và tuyệt vời, một người rất giản dị. Hiếm khi bạn có thể tìm thấy người giản dị đến thế. Điều đó gần như vô lí - cái ý tưởng rằng anh ấy sẽ giết cô ấy.
Khi cô ấy nói điều đó, người chồng bắt đầu khóc. Chính ý tưởng đó vô lí thế, nước mắt bắt đầu lăn dài từ mắt anh ấy. Rất hiếm khi thấy người đàn ông khóc, bởi vì đàn ông đã được huấn luyện để không khóc. Anh ấy đã cảm thấy điều đó - làm gì đây? Và người đàn bà nghĩ rằng bất kì khoảnh khắc nào người chồng cũng sẽ bóp nghẹt cô ấy. Cô ấy cảm thấy tay anh ấy chẹn lên cổ cô ấy trong bóng tối. Bây giờ, điều gì xảy ra?
Thế rồi dần dần cô ấy nói về những điều khác. Cô ấy không có con, và cô ấy cần đứa con một cách tuyệt vọng. Và cô ấy bảo tôi rằng nhìn vào con người khác cô ấy cảm thấy rằng cô ấy muốn giết chúng. Bây giờ mọi sự thành rõ ràng. Bây giờ không cái gì phức tạp cả.
Cô ấy nói cô ấy muốn giết trẻ con - con của người khác - bởi vì cô ấy không có con và cô ấy không thích bất kì ai khác là mẹ. Bây giờ kẻ giết người này ở trong cô ấy, và cô ấy không muốn chấp nhận điều đó. Điều đó phải được phóng chiếu lên ai đó khác. Cô ấy không thể chấp nhận được rằng cô ấy có bản năng giết người trong mình; điều đó phải được phóng chiếu. Rất khó để chấp nhận rằng bạn là kẻ giết người, hay rằng bạn có ý tưởng giết trẻ con.
Bây giờ, chồng là người gần gũi nhất, người sẵn có nhất để bị phóng chiếu lên, gần giống như màn ảnh - bạn có thể phóng chiếu. Bây giờ người đàn ông đáng thương này đang khóc còn người đàn bà nghĩ anh ấy sẽ giết cô ấy.
Trong vô thức sâu cô ấy thậm chí có thể có ý tưởng giết chồng, bởi vì cô ấy phải có logic này bên trong - rằng vì người đàn ông này mà cô ấy không có mang. Nếu cô ấy mà sống cùng với người đàn ông khác, cô ấy đã thành người mẹ. Cô ấy sẽ không chấp nhận điều đó trên bề mặt. Sâu bên dưới, bởi vì người đàn ông này, bởi vì người đàn ông này là chồng cô ấy, cô ấy đã không có khả năng trở thành người mẹ. Ở đâu đó trong vô thức có một bóng dáng khao khát rằng nếu người đàn ông này chết đi, cô ấy sẽ có khả năng tìm người đàn ông khác - hay cái gì đó giống vậy. Và thế rồi ý tưởng là cô ấy thích giết con người khác... Cô ấy đang phóng chiếu nó. Bây giờ, bạn phóng chiếu ý tưởng của mình lên người khác, thế rồi bạn trở nên kinh sợ. Thế thì người đàn ông này trông như kẻ giết người.
Điều này tất cả chúng ta đều làm. Nếu bạn có một phần nào đó trong bản thể mình bị phủ nhận, bị chối bỏ, bạn sẽ để nó vào đâu? Bạn sẽ phải để nó vào ai đó. Cho nên người Hindus cứ phóng chiếu lên người Mô ha mét giáo. Người Mô ha mét giáo cứ phóng chiếu lên người Hindus. Người Mô ha mét giáo coi người Hindus là rất tinh ranh. Người Hindus cứ cho rằng người Mô ha mét giáo rất nguy hiểm, giết người, bạo hành, bất lương.
Người Ấn Độ cứ phóng chiếu lên người Pakistan; người Pakistan cứ phóng chiếu lên người Ấn Độ. Trung Quốc cứ phóng chiếu lên Nga; Nga cứ phóng chiếu lên Mĩ; Mĩ cứ phóng chiếu lên Nga. Và họ tất cả đều phủ nhận rằng họ có những điều này bên trong mình.
Nhìn mà xem! Mĩ cứ chồng chất vũ khí, Nga cứ chồng chất vũ khí. Bây giờ đua tranh đã đi tới cực điểm ngu xuẩn. Những người hiểu điều đó, họ nói, 'Bây giờ điều tuyệt đối ngu xuẩn là cứ tích luỹ thêm nhiều vũ khí bởi vì chúng ta đã có nhiều hơn mức chúng ta cần - nhiều hơn bẩy lần! Trái đất này quá nhỏ chúng ta có thể phá huỷ bầy trái đất như thế này! Chúng ta có thể giết mọi người bẩy lần! Tất nhiên, điều này là không cần thiết. Một người chết một lần thôi. Không có nhu cầu. Chúng ta có khả năng giết quá nhiều.' Nhưng dầu vậy chúng ta vẫn cứ làm.
Cho nên vấn đề là ở chỗ nước Nga cứ chồng chất mãi vũ khí, cứ nhìn vào điều vô lí - bây giờ thì đểđâu, cất chúng vào đâu? làm sao làm hiểu được điều đó? Nước nga cứ phóng chiếu rằng Mĩ cũng theo mình, cũng sẵn sàng tiêu diệt mình. Kẻ giết người có đó - đó là lí do tại sao chúng ta phải chuẩn bị, phải sẵn sàng. Cùng điều đó xảy ra ở Mĩ. Cả hai đều phóng chiếu lên nhau, thế rồi họ trở nên hoảng sợ.
Các cuộc chiến vẫn tiếp tục, xung đột vẫn tiếp tục, bạo hành vẫn tiếp tục... trừ phi con người đi tới hiểu ra không phủ nhận điều gì trong bản thân mình, mà chấp nhận nó. Tái hấp thu nó vào trong thống nhất hữu cơ của bạn, bởi vì phần bị phủ nhận sẽ tạo ra nhiều rắc rối cho bạn. Bất kì điều gì bạn phủ nhận, bạn đều sẽ phải đổ ra đâu đó khác. Bạn sẽ phải phóng chiếu lên ai đó. Phần bị phủ nhận trở thành việc phóng chiếu. Và con mắt phóng chiếu sống trong ảo vọng, ảo tưởng. Thế thì chúng không thực.
Jean-Paul Sartre nói, 'Người khác là địa ngục.' Đây là điều gì đó cần được hiểu. Bạn bao giờ cũng nghĩ theo cách đó. Ông ấy đơn giản nói một hiểu lầm rất thông thường, diễn đạt một ảo tưởng rất thông thường. Nếu bạn khổ bạn nghĩ ai đó khác làm cho bạn khổ. Nếu bạn giận dữ bạn nghĩ ai đó đang làm bạn giận - nhưng bao giờ cũng là ai đó khác.
Nếu bạn giận, thì bạn giận. Nếu bạn khổ, thì bạn khổ. Chẳng ai làm gì bạn cả. Không ai có thể làm cho bạn giận được trừ phi bạn quyết định trở nên giận. Thế thì mọi người đều có thể là sự giúp đỡ, thế thì mọi người đều có thể được dùng như màn ảnh và bạn có thể phóng chiếu. Không ai có thể làm cho bạn khổ trừ phi bạn quyết định khổ. Thế thì toàn thế giới giúp bạn khổ.
Cái ngã là địa ngục, không phải người khác. Chính cái ý tưởng rằng 'Mình tách rời khỏi thế giới mới là địa ngục. Việc tách rời là địa ngục. Vứt bản ngã và bỗng nhiên thấy ra - mọi khổ đều biến mất, mọi xung đột đều biến mất.
Tôi có phải chấp nhận địa ngục trước khi tôi có thể phúc lạc không?
Chắc chắn, tuyệt đối đấy. Bạn sẽ phải chấp nhận và hiểu. Trong chấp nhận và hiểu đó, phần địa ngục sẽ được hấp thu trở lại vào sự thống nhất. Xung đột của bạn sẽ tan biến, căng thẳng của bạn sẽ tan biến. Bạn sẽ trở thành nhiều hơn một mảnh, bạn sẽ cùng nhau nhiều hơn. Và khi bạn cùng nhau, không có ý tưởng về bản ngã chút nào.
Bản ngã là không thoải mái. Khi bạn bị kéo theo từng phần, khi bạn sống theo cách chia chẻ... đi theo nhiều hướng, nhiều chiều đồng thời ngược nhau... khi bạn sống trong mâu thuẫn, thế thì bản ngã phát sinh.
Bạn đã bao giờ cảm thấy đầu mình khi không bị đau không? Khi đau đầu có đó bạn cảm thấy đầu có đó. Nếu đau đầu biến mất, đầu cũng biến mất luôn. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nó - rằng nó có đó. Khi bạn ốm bạn cảm thấy thân thể. Khi bạn mạnh khoẻ bạn không cảm thấy thân thể. Mạnh khoẻ hoàn hảo là không mang tính thân thể. Bạn không cảm thấy thân thể chút nào. Bạn có thể quên thân thể; chẳng có gì để nhớ nó cả. Người hoàn toàn mạnh khoẻ là người quên lãng thân thể; người đó không biết rằng mình có thân thể.
Đứa trẻ hoàn toàn mạnh khoẻ. Nó không có thân thể. Người già có thân thể lớn. Người ta càng trở nên già, càng nhiều bệnh, nhiều tật, xung đột lắng đọng. Thế thì thân thể không hoạt động như nó phải hoạt động, không trong hài hoà; không trong hoà hợp. Thế thì người ta cảm thấy thân thể.
Tất cả những nền văn hoá trẻ đều chấp nhận thân thể; nền văn hoá già phủ nhận thân thể. Văn hoá già phản ánh tâm trí già; tâm trí của người già; văn hoá trẻ phản ánh tâm trí của thanh niên. Chẳng hạn ở Ấn Độ - đó là một trong những nền văn hoá cổ đại nhất - thân thể bị phủ nhận. Cái gọi là các sư, các muni, thánh nhân, thánh Hindu của bạn - họ đều chống lại thân thể, họ là kẻ thù của thân thể. Họ có thái độ của người già đối với thân thể. Ở Mĩ - đó là nước rất trẻ - thân thể được chấp nhận, được tận hưởng. Khi một nước là trẻ, thân thể được tận hưởng, khi nước già, thân thể trở thành kẻ thù. Điều đó đơn giản chỉ ra thái độ của người già.
Nếu bạn hiểu hiện tượng đơn giản này - rằng đau đầu làm cho bạn nhận biết về cái đầu, ốm bệnh làm cho bạn nhận biết về thân thể - thế thì cũng có cái gì đó giống như ốm bệnh trong linh hồn bạn làm cho bạn nhận biết về cái ngã. Bằng không thì linh hồn hoàn toàn mạnh khoẻ sẽ không có cái ngã nào. Đó là điều Phật nói - không có cái ngã, không có atman, anatta. Vô ngã hiện hữu... và đó là trạng thái cõi trời. Bạn mạnh khoẻ và hài hoà tới mức không có nhu cầu nhớ tới nó.
Nhưng bình thường chúng ta cứ trau chuốt cho bản ngã. Một mặt chúng ta cứ cố gắng không khổ, mặt khác chúng ta cứ trau chuốt cho bản ngã. Mọi con đường của chúng ta đều mâu thuẫn.
Tôi đã nghe:
Một người xã hội ngạo mạn chết đi và tới cổng thiên đường. 'Xin chào, mời vào,' đó là lời đón chào của ThánhPeter.
'Tôi sẽ không vào đâu,' kẻ hợm hĩnh cười khẩy. 'Nếu ông cho bất kì ai vào mà không đặt chỗ trước, đây không phải là ý tưởng của tôi về thiên đường.'
Nếu người bản ngã, ngay cả bởi may mắn, có tới cổng cõi trời, người đó cũng không vào. Đây không phải là ý tưởng của người đó về cõi trời - không đặt chỗ trước sao? bất kì ai cũng được đón chào sao? Thế thì phỏng có ích gì? Chỉ những người được chọn, rất ít, hiếm người mới được phép chứ. Thế thì bản ngã có thể vào trong cõi trời. Thực tế bản ngã không thể vào cõi trời được, nó chỉ có thể vào địa ngục thôi. Sẽ tốt hơn để nói bản ngã mang theo địa ngục riêng của nó đến bất kì chỗ nào nó tới.
Chuyện xảy ra:
Mulla Nasruddin ngã vào hầm cứt ở miền quê và không thể nào ra được. Thế là anh ta đứng đó la hét, 'Cháy! Cháy!' và trong vài giờ một lính cứu hoả cuối cùng cũng tới.
'Làm gì có cháy ở đây!' viên sếp kêu. 'Anh la hét "Cháy" vì cái gì vậy?'
'Ông muốn tôi la hét cái gì?' Mulla hỏi. 'Cứt sao?'
Bản ngã là thế ngay cả khi nó ở trong địa ngục, nó sẽ không chấp nhận, nó sẽ không chấp nhận điều đó. Bản ngã cứ tô điểm cho nó.
Bạn hỏi tôi, 'Tôi có phải chấp nhận địa ngục trước khi tôi có thể tìm ra phúc lạc không?'
Không có cách nào khác đâu. Bạn sẽ không chỉ chấp nhận, bạn sẽ phải hiểu và thấm nhuần. Bạn sẽ phải chịu đựng giằn vặt và đau đớn của nó để cho bạn trở nên hoàn toàn nhận biết nó là gì. Chỉ khi bạn biết nó là gì thì bạn mới có khả năng biết cách bạn tạo ra nó. Và chỉ khi bạn biết cách bạn tạo ra nó, thế thì vấn đề là ở bạn có muốn tạo ra nó thêm nữa hay không. Thế thì đó là chọn lựa của bạn.
Tôi không hiểu làm sao?
Vâng, khó mà chấp nhận địa ngục. Toàn thể nỗ lực của chúng ta là để phủ nhận nó. Đó là lí do tại sao bạn có thể khóc bên trong, bạn cứ mỉm cười bên ngoài. Bạn có thể buồn, nhưng bạn cứ giả vờ bạn đang hạnh phúc. Khó mà chấp nhận được rằng bạn khổ. Nhưng nếu bạn cứ phủ nhận nó, nó dần dần sẽ trở nên bị ngắt ra khỏi nhận biết của bạn.
Đó là điều xảy ra khi chúng ta nói điều gì đó đã trở thành vô ý thức. Điều đó nghĩa là nó đã trở nên bị ngắt khỏi ý thức. Bạn đã phủ nhận nó lâu tới mức nó đã thoái lui vào trong phần bóng tối của cuộc sống bạn, nó đã đi vào trong tầng hầm. Bạn không bao giờ bắt gặp nó, nhưng nó cứ làm việc từ đó và ảnh hưởng tới bạn và đầu độc con người bạn.
Nếu bạn khổ bạn có thể mỉm cười, nhưng nụ cười đó là tô vẽ. Nó chỉ là bài tập của cái môi. Nó chẳng liên quan gì tới bản thể bạn cả. Bạn có thể mỉm cười, bạn có thể thuyết phục người đàn bà rơi vào tình yêu bằng nụ cười của bạn. Nhưng nhớ lấy - cô ấy cũng đang làm cùng điều đó. Cô ấy cũng mỉm cười và cô ấy cũng khổ. Cô ấy cũng giả vờ. Cho nên hai nụ cười giả dối tạo ra tình huống là chúng ta có thể yêu. Nhưng bạn có thể cứ mỉm cười được bao lâu? Bạn sẽ phải buông lỏng. Sau vài giờ bạn sẽ phải buông lỏng.
Nếu bạn có con mắt xuyên thấu, bạn có thể thấy - nếu bạn sống cùng một người trong ba giờ bạn có thể thấy thực tại của người đó. Bởi vì giả vờ trong ngay cả ba giờ thôi là rất khó. Làm sao cứ mỉm cười mãi trong ba giờ được nếu không có nụ cười nào tới từ bạn? Bạn sẽ quên đi quên lại và bộ mặt khổ của bạn sẽ lòi ra.
Trong vài khoảnh khắc bạn có thể lừa dối. Đó là cách chúng ta lừa lẫn nhau. Và chúng ta hứa rằng chúng ta là những người rất hạnh phúc, nhưng chúng ta không phải vậy. Cùng điều này cũng được người kia thực hiện. Thế thì mọi chuyện tình đều trở thành khổ, và mọi tình bạn đều trở thành khổ.
Bằng che giấu khổ của mình bạn không thoát được ra khỏi nó - bạn sẽ tạo ra nhiều khổ hơn. Điều đầu tiên là đương đầu với nó. Đừng bao giờ chuyển động chừng nào bạn còn chưa đương đầu với thực tại của mình, và đừng bao giờ giả vờ là ai đó khác. Bởi vì đó không phải là con đường hạnh phúc xảy ra. Là chính bản thân mình đi.
Nếu bạn khổ, thế thì khổ. Chẳng cái gì sai sẽ xảy ra. Bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối. Tất nhiên không ai rơi vào tình yêu với bạn; được thôi - bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối. Bạn sẽ vẫn còn một mình - nhưng chẳng cái gì sai trong việc là một mình. Đối diện với nó, đi sâu vào trong nó, đem nó ra, làm bật rễ nó ra từ vô thức và đem nó ra ý thức.
Đó là việc khó, nhưng nó đền đáp lại - nó đền đáp lại vô cùng. Cái đáp lại là mênh mông. Một khi bạn đã thấy nó, bạn có thể đơn giản ném nó đi. Nó tồn tại vô hình, nó tồn tại chỉ trong vô thức, trong bóng tối. Một khi bạn đem nó ra ánh sáng, nó bắt đầu khô héo đi.
Đem toàn thể tâm trí của bạn ra ánh sáng và bạn sẽ thấy - tất cả mọi thứ khổ sở bắt đầu chết đi, và tất cả những thứ đẹp đẽ và phúc lạc bắt đầu đâm chồi. Dưới ánh sáng của tâm thức, cái còn lại là tốt, và cái chết đi là xấu. Đó là định nghĩa của tôi về tội lỗi và đức hạnh. Đức hạnh là cái có thể lớn lên với nhận biết tuyệt đối; không có khó khăn. Tội lỗi là cái không thể lớn lên được với nhận biết; nó cần vô nhận biết để lớn lên. Vô nhận biết là cái phải có cho nó.
Câu hỏi thứ tư
Quãng một năm trước đây tôi đã nghe nói về một bậc thầy Phật giáo chứng ngộ ở Nam Hàn và đã đi bộ ba ngày tới ngôi chùa của ông ấy từ thành phố gần nhất. Ông ấy đã già chín mươi tư tuổi, với khuôn mặt như trẻ con, nụ cười như trẻ mới sinh, và đôi mắt từ bi nhất. Câu hỏi đầu tiên của ông ấy là, 'Làm sao ông đến được đây vì ở đó không có đường?' Tôi thường ngồi đây và tự hỏi làm sao tôi đến với thầy, Osho, vì không có đường.
Không cần đường đâu - bởi vì thầy của bạn là ở chỗ bạn hiện hữu. Bạn có thể tới tôi chỉ khi bạn dừng đi, khi bạn vứt bỏ tất cả mọi con đường mòn và đường lớn và lối đi. Khi bạn đơn giản ở đó, nơi bạn hiện hữu, là bạn ở cùng tôi đấy. Đó là cách duy nhất ở cùng tôi. Không cần con đường nào cả. Tất cả mọi con đường đều đi lạc lối. Để về nhà, không cần đường. Bạn phải dừng đi và chạy đây đó.
Ông già này thực sự hỏi bạn câu hỏi hay. 'Làm sao ông đến đây được vì không có đường?'
Ông ấy đang nói theo cách Thiền. Trong Thiền họ có công án rằng một người có một con ngỗng. Khi con ngỗng còn rất nhỏ, anh ta bỏ nó vào cái chai. Thế rồi con ngỗng bắt đầu lớn lên. Anh ta tiếp tục nuôi con ngỗng trong chiếc chai đó. Thế rồi con ngỗng trở nên quá lớn - lớn tới mức miệng chai trở thành rất nhỏ và nó không thể chui ra được.
Bây giờ vấn đề là - cái chai phải không bị đập vỡ, và con ngỗng phải được lấy ra bằng không thì nó sẽ chết. Bây giờ không có chỗ để lớn lên mà nó thì vẫn đang lớn. Cái chai phải được gìn giữ - nó rất quí giá - và con ngỗng phải được lấy ra, mà miệng chai lại nhỏ tới mức nó không thể chui ra được. Làm gì đây?
Đây là công án Thiền. Nó được trao cho các đệ tử để thiền. Bây giờ nó là ngớ ngẩn. Bạn có thể làm được gì về nó? Bất kì điều gì bạn làm, nó lại vẫn là cùng một vấn đề. Cái chai phải không bị đập vỡ. Điều đó dường như là cách duy nhất để đem nó ra. Và con ngỗng không thể được phép ở bên trong thêm nữa, vì bây giờ không còn chỗ và nó sẽ chết. Bây giờ làm gì đây? Câu hỏi này thúc bách. Và đệ tử được bảo cho phải thiền mãnh liệt nhất có thể được.
Đệ tử này thiền hai mươi bốn giờ. Thế rồi anh ta tới thầy, anh ta tìm ra cách nào đó - nhưng bạn có thể tìm ra cách nào không? Mọi cách đều không thể được. Không có cách nào cả, đây là phương án duy nhất. Và đệ tử này trở nên thất vọng và còn thất vọng hơn, và anh ta nghĩ và thiền, và tâm trí anh ta bắt đầu quay cuồng. Anh ta không thể ngủ được, bởi vì thầy nói, 'Vấn đề này rất khẩn thiết. Mạng sống phải được cứu. Con ngỗng đang sắp chết - và con làm gì mà cứ ngồi lì ra đó? Mãnh liệt hơn, tỉnh táo hơn, và tìm ra giải pháp đi.'
Và thầy đang bước quanh với cây thiền trượng, và bạn không thể thảnh thơi và bạn không thể ngủ được. Ngay cả trong giấc ngủ đệ tử này cũng vẫn chỉ nghĩ về cái chai và con ngỗng. Và điều đó tiếp tục - ngày nọ ngày kia.
Và một hôm điều đó xảy ra. Đệ tử này đang ngồi im lặng, thảnh thơi. Chẳng có lo nghĩ gì. Và thầy tới và nói, 'Vậy, nó đã xảy ra rồi sao?'
Đệ tử nói, 'Vâng, con ngỗng ở ngoài... bởi vì nó chưa bao giờ ở trong cả.'
Nhưng đây không phải là câu trả lời trí não. Tôi đã trao nó cho bạn. Bạn không thể lừa được Thiền sư. Ông ấy sẽ đánh bạn thậm tệ nếu bạn thử lừa. Bởi vì toàn bản thể bạn đã biểu lộ điều đó... chính bản thể bạn, yên tĩnh của bạn, im lặng của bạn, thảnh thơi của bạn, phải biểu lộ điều đó. Đó không phải là câu hỏi mà bạn phải trả lời.
Đệ tử này cứ nghĩ mãi và nghĩ mãi và nghĩ mãi. Và việc nghĩ trở thành gần điên loạn. Toàn thể tâm trí anh ta hoạt động, hoạt động, hoạt động. Và tới một điểm không suy nghĩ nào là có thể. Anh ta đã đi tới chính chỗ kết thúc của nó.
Mọi căng thẳng đều phải đi tới một điểm mà bạn không thể đi thêm được nữa. Thử điều đó bằng việc nắm nắm đấm lại và làm cho nó thành chặt nhất có thể được, và cứ làm cho nó chặt thêm chặt thêm nữa. Một khoảnh khắc bỗng nhiên bạn sẽ thấy nắm đấm mở ra, bạn không thể làm cho nó chặt thêm được nữa. Và bạn không thể mở nó ra; bạn không thể đóng nó lại. Nó đơn giản mở ra theo cách riêng của nó. Bởi vì vẫn còn mở là tự nhiên. Khi cực điểm được chạm tới, thảnh thơi đọng lại.
Cùng điều đó xảy ra trong tâm trí. Lo nghĩ đi tới cực đỉnh, đỉnh cao nhất, và thế rồi bỗng nhiên tất cả mọi ý nghĩ rơi rụng đi, và đệ tử này đang ngồi đó trên hoa sen, cứ dường như trên hoa sen... không lo nghĩ, không vấn đề, không công án, chẳng gì cả. Con ngỗng ở ngoài - bởi vì đệ tử này ở ngoài. Việc suy nghĩ thường xuyên đó là cái chai mà trong đó người ta bị giam hãm. Bây giờ con ngỗng ở ngoài bởi vì đệ tử ở ngoài.
Ông già này phải đã hỏi bạn, 'Làm sao ông tới đây vì không có đường?' giống như một công án Thiền.
Thực tế không có đường tới thượng đế, bởi vì con ngỗng là nơi bạn đang hiện hữu. Con ngỗng đã ở ngoài, thượng đế chưa bao giờ bị bỏ lỡ.
Và bây giờ bạn hỏi, Tôi thường ngồi đây và tự hỏi làm sao tôi đến với thầy.
Bạn có thể đã quên mất tôi, nhưng tôi bao giờ cũng ở đó. Tôi không tách rời khỏi bạn. Nếu tôi tách rời thế thì tôi không xứng đáng. Nếu tôi tách rời khỏi bạn và bạn phải tới tôi, và có con đường nối bạn với tôi, thế thì bạn sẽ không bao giờ đạt tới tôi cả. Thế thì tôi sẽ giống như ảo ảnh. Bạn sẽ tới và tới và bạn sẽ không bao giờ đạt tới tôi.
Một ngày nào đó bạn sẽ hiểu rằng bạn chỉ ngồi đây, chẳng làm gì, và bạn đang trong tôi và tôi đang trong bạn. Và đó sẽ là bắt đầu của một chiều hướng cuộc sống hoàn toàn mới.
Thế thì thượng đế trong bạn và bạn trong thượng đế, và thế giới trong bạn và bạn trong thế giới. Thế thì bạn nổi cùng mây và mây nổi cùng bạn. Thế thì bạn nở hoa trong hoa và hoa nở trong bạn. Thế thì phân chia biến mất. Thế thì chỉ cái một hiện hữu. Con ngỗng ở ngoài. Không có đường tới nó. Cái chai không bị vỡ, cái chai không tồn tại. Cái chai là ảo tưởng. Cái chai chỉ là niềm tin. Điều bạn ở xa xăm và bạn phải đi tới chỉ là niềm tin. Điều bạn chưa bao giờ đi bất kì đâu và bạn bao giờ cũng ở nhà là chân lí.
Một giai thoại nhỏ:
Một lữ khách, ở xa nhà hàng trăm dặm, bước đi qua sa mạc tẻ nhạt không có gì đặc biệt. Đã mười hai giờ từ lúc người đó rời khỏi ốc đảo cuối cùng và người đó bắt đầu cảm thấy dấu vết của sợ hãi rằng người đó bị lạc, và chẳng mấy chốc đêm sẽ tới.
Phía xa người đó thấy một vệt bụi, khó thấy được, và nhìn với sự nhẹ nhõm vì nó kéo lại gần hơn. Cuối cùng nhận ra một hình dáng đang bước tới mình, khi họ tới gần người đó kêu lên, 'Tới ốc đảo gần nhất còn bao xa?' Và hình dáng đang tới đó không đáp lại.
'Tới ốc đảo gần nhất còn bao xa?' người đó kêu lên khi người này đi qua bên cạnh người đó và vẫn không lời đáp. 'Tới ốc đảo gần nhất còn bao xa?' người đó hét lên, gần như điên dại, khi hình dáng bụi bặm biến mất trong đám mây cát gió thổi, và vẫn không dấu hiệu câu trả lời nào hay thậm chí hình dáng đó đã nghe thấy.
Người đó bước tiếp. Năm phút sau người đó nghe thấy âm thanh từ xa. Quay lại, người đó nghe thấy tiếng nói yếu ớt thoảng trong gió tối, 'Hai giờ.'
'Sao ông không nói cho tôi từ trước?'
'Vì tôi không biết ông đi nhanh thế nào.'
Điều đó còn tuỳ.
Nhưng cuộc hành trình này chính là cuộc hành trình đối ngược. Nếu bạn bước rất nhanh, bạn sẽ không bao giờ đạt tới tôi. Nếu bạn không bước chút nào, nếu bạn đơn giản ngồi đó bên trong mình, bạn đã tới. Thực tế bạn chưa bao giờ đi cả.