Osho – Đức Phật và Phật Pháp
Phần 1. Giáng sinh của vua
Chương 4. Giác ngộ tại Bồ Đề Đạo tràng
Trong sáu năm ròng rã, Đức Phật đã làm tất cả những gì Ngài có thể làm. Ngài tìm đến nhữngđạo tràng nổi tiếng, kiếm đủ các loại thầy, các đạo sư, các học giả, những người thông thái, hiền triết, thánh nhân. Mà ở Ấn thì những loại người này ở góc đường nào cũng có nên chẳng phải khổ công tìm kiếm. Và nếu bạn không tìm, họ sẽ tìm bạn. Đặc biệt hơn nữa là thời của Đức Phật. Lúc ấy cả nước xôn xao chỉ vì một điều là làm sao tìm được cái bất tử. Nhưng sau sáu năm cố gắng mọi cách - khổ hạnh, nhịn đói, và thực hành những phương pháp yoga - mà cũng chẳngđược kết quả gì. Thế rồi một ngày, một ngày mà thậm chí nhiều Phật tử cũng không hiểu được ý nghĩa quan trọng của câu chuyện đó. Đó là một biến cố quan trọng nhất trong đời của Ngài. Không biến cố nào khác có thể giữ vai trò quyết định như thế. Hãy cùng ôn lại những việc Ngài đã làm. Ngài là một cá nhân độc đáo. Ngài không phải là đệ tử của Phật Giáo; Ngài chỉ theo con đường riêng của mình. Trong sáu năm, Ngài đã theo học với nhiều đạo sư khác nhau, nhưng kết quả chỉ là thất vọng và chán chường. Ngài đã gần như tuyệt vọng, bởi vì mỗi khi nghe có đạo sư nào nổi tiếng, Ngài liền tìm đến đó. Những đạo sư ấyđã thành thật mà thú thật với Ngài rằng, "Bất cứ những gì chúng tôi biết, chúng tôi đã dạy cho Ngài rồi. Nếu muốn biết nhiều hơn nữa, Ngài phải tự tìm lấy. Những gì chúng tôi biết, Ngài cũng đã biết rồi. Chúng tôi biết rõ điều đó không thoả mãn được Ngài, và cả chúng tôi nữa, nhưng chúng tôi không có can đảm để tự tìm kiếm. Cho nên dù có mất thêm nhiều kiếp sống nữa, xin Ngài hãy cố gắng."
Sáu năm khổ hạnh...
Cuối cùng, Đức Phật đã bỏ tất cả nhữngđạo sư, những vị thầy kia mà theo đường riêng của mình. Ngài đã tận lực, tận tâm. Ngài là một tấm gương sáng cho đệ tử của mọi tông phái, mọi mầu sắc tôn giáo, mọi thời. Ngài mãi mãi là ánh sáng soi đường cho mọi thế hệ. Ngài tạm trú bên bờ sông Ni Liên Tuyền (Niranjana). Tôi đã đến nơi đó. Đó là một con sông nhỏ; có thể mùa mưa thì nước chảy mạnh hơn, nhưng khi tôi đến đó vào mùa hè, nó gần như cạn khô. Một ngày kia Ngài xuống tắm sông. Vì nhịn đói đã lâu nên Ngài rất yếu, và suýt nữa Ngài bị dòng nước cuốn đi. May mà Ngài bám được một cành cây mà thoát chết. Ngay lúc đó một ý tưởng xuất hiện trong tâm trí của Ngài, "Ta đã trở nên kiệt sức vì nhịn đói quá lâu; những ông thầy kia, những thánh thư kia luôn luôn nhấn mạnh rằng trừ khi thánh tẩy bằng cách nhịn ăn, ta sẽ không thể giác ngộ được. Ta đã tự hành xác quá nhiều mà chuyện giác ngộ vẫn chỉ là một ảo tưởng. Nội cái sông Ni Liên Tuyền nhỏ bé này mà ta không vượt qua được, nói chi cái đại dương mênh mông của thế giới này." Thế giới này được thần thoại Ấn ví như một đại dương - bhavsagar. "Sao ta có thể vượt qua được đại dương khi con sông nhỏ này mà ta cũng không qua được?" Trong một khoảnh khắc nhỏ ấy Ngài đã thấu suốt tất cả. "Ta đã tự hành hạ thân xác ta một cách không cần thiết. Đó không phải là sự thánh tẩy, và nó đã làm ta kiệt quệ. Không những nó đã không giúp được ta về đường đạo, mà còn làm ta yếu đuối hơn nữa."
Ngay lúc đó một thiếu phụ trong làng mang bánh trái đến cúng tại cây bồ đề nơi Ngài đang tạm trú. Bà ấy tự hứa rằng nếu con của bà hết bệnh, vào ngày rằm bà sẽ mang bánh trái đến để tạ ơn vị thần của cây ấy.
Sujata cúng dường vị Bồ-tát một bát cháo sữa với mật ong. Đó là ngày rằm, và tình cờ lúc đó Đức Phật đang ngồi ngay tại gốc cây ấy. Thiếu phụ ấy tự nghĩ, "Trời ơi, vị thần ấyđang ngồiđợi ta kìa!" Ba ta mừng quá và reo lên, "Con chưa hề nghe thần tự xuất hiện và nhận lễ vật của những người nghèo như chúng con, nhưng Ngài đã quá tốt với con, và đã phù hộ cho con rất nhiều. Xin hãy tha thứ cho những lỗi lầm của con, và hãy nhận lễ mọn này."
Lần đầu tiên trong nhiều năm Đức Phật ăn mà không cảm thấy tội lỗi. Tạo ra mặc cảm tội lỗi là sở trường của mọi tôn giáo. Nếu ăn món gì ngon, bạn sẽ có mặc cảm tội lỗi. Nếu mặc đồ đẹp quá, cũng có tội. Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc quá, nhất định có gì không ổn. Phải nghiêm trang, mặt bạn phải dài như đưa đám mới được coi là thánh thiện. Một người thánh thiện khôngđược phép cười to. Lần đầu tiên, Đức Phật thoát được sự kiềm chế của truyền thống. Tâm trạng của Ngài trong khoảnh khắc ấy chưa hề được phân tích. Mà đó là điều kiện không thể thiếu trong sự phát triển tâm linh. Ngài đã gạt sang một bên toàn bộ truyền thống, tín ngưỡng, và những gì Ngài đã bị nhồi sọ, đã bị điều kiện. Ngài đã bỏ tất cả. Ngài cũng chẳng hỏi thiếu phụ ấy thuộc đẳng cấp nào. Theo sự phân tích của tôi, bà ấy thuộc hạng cùng đinh. Điều đó không có trong sách vở nào cả, nhưng tôi căn cứ vào tên của bà ấy mà kết luận. Tên của bà ấy là Sujata - nghĩa là sinh trong gia đình qúy phái. Chỉ có người nào sinh ra đám bình dân mới đặt tên như thế. Người sinh ra trong gia đình qúy phái chẳng cần phải đặt tên như vậy. Có những người nghèo rớt mồng tơi mà có tên là Phú (giầu có). Xấu như ma mút thì tên là Dung. Người ta làm thế để quên đi cái sự thực không được đẹp lắm của mình. Tên của bà ấy là Sujata.
Chiều hôm đó, Đức Phậ đã bỏ rơi cái cấu trúc đã từng bao quanh Ngài. Ngài chẳng phân biệt đẳng cấp, tín ngưỡng. Ngài đã chấp nhận lễ vật, đã ăn đồ cúng, và đêm ấy Ngài ngủ một giấc thật say mà không cảm thấy áy náy. Ngược lại, những bọn đạo đức giả rất sợ ngủ. Thậm chí ngủ cũng là cái tội nên phải cố banh mắt ra. Càng ít ngủ bao nhiêu, càng thánh thiện bấy nhiêu. Đêm hôm ấy, Đức Phật ngủ say như một đứa trẻ, hoàn toàn hồn nhiên, chẳng cần biết đúng hay sai; Ngài chẳng quan tâm đến truyền thống, giá trị đạo đức, luân lý và tôn giáo. Ngay cả vấn đề chân lý, giác ngộ cũng chẳng làm Ngài bận tâm nữa. Ngài ngủ như chết, ngủ mà chẳng mơ, bởi vì mơ nghĩa là bạn hãy còn nhiều ham muốn. Đêm ấy, mọi ham muốn đã gĩa từ Ngài. Cho nên mơ không còn là một vấn đề đối với Ngài nữa. Sáng hôm sau, Ngài tỉnh thức trong sự thinh lặng tuyệtđối, lúc vạn vật hãy còn đang say giấc nồng. Chẳng bao lâu nữa trời sẽ sáng, và lúc mặt trời đang lên, tâm thức của Ngài cũng bắt đầu chuyển động. Ngài chẳng tìm kiếm, cũng chẳng chờ đợi nó. Lần đầu tiên vì chẳng ao ước nên nó tự hiện đến. Ngài đã tỉnh thức hoàn toàn.
Người thanh niên tên Tất Đạt Đa đã trở thành Phật Cồ Đàm. Trong sự bừng sáng ấy, trong khoảnh khắc giác ngộ ấy, Ngài chẳng thấy bóng dáng của Thượng Đế. Toàn thể cái tồn tại là thiêng liêng; chẳng có đấng sáng tạo đứng bên ngoài. Cả vũ trụ rực sáng trong đại dương tâm thức. Cho nên chẳng có ThượngĐế mà chỉ có sự thiêng liêng.
Đức Phật đã mở ra một cuộc cách mạng mới. Ngài đã thiết lập một tôn giáo không cần Thượng Đế. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại mà Thượng Đế không phải là trọng tâm của tôn giáo. Con người mới là cứu cánh của tôn giáo; cái bản thể thâm sâu nhất của con người trở thành linh thiêng. Vì lý do đó, bạn chẳng cần phải đi đâu cả, chẳng cần phải rời xa bản thể của mình. Hãy tìm vào nội tâm, rồi từ từ sẽ đến trọng tâm. Cái ngày mà bạn an trú ngay tại trọng tâm, một sự bùng nổ lớn sẽ xảy ra.
Một Cử Chỉ Nhỏ
Một ngày kia, trong lúc Đức Phật đang đi với các đệ tử - có lẽ lúc đó Ngài chưa giác ngộ. Trước khi giác ngộ, Ngài đã có năm đệ tử. Lúc ấy trời mới vừa hừng sáng, khi mặt trời đang nhấp nhô từ chân trời. Trong lúc đang đi với các đệ tử, một con ruồi đáp ngay lên trán của Ngài. Lúcđó, Ngài đang nói với các đệ tử nên khôngđể ý, và Ngài đã lấy tay xua con ruồi đó đi một cách máy móc. Ngài liền ngưng lại và nhắm mắt. Chúng đệ tử không hiểu việc làm của Ngài nhưng làm thinh - một hành động có rất nhiều ý nghĩa đã xảy ra. Mặt của Ngài trở nên sáng láng, và Ngài đưa tay ra lên trán một cách chậm chạp, như thể con ruồi vẫn còn ở đó. Một đệ tử hỏi, "Sư phụ làm gì thế?" Con ruồi đã bay mất rồi mà!" Ngài trả lời, "Đúng vậy! Nhưng lần này ta hành động một cách có ý thức. Trước đây, ta đã không để ý đến việc ta làm. Ta đã lỡ cơ hội để ý thức. Vì mãi nói chuyện nên ta đã hành động một cách máy móc như thế." Đó là ý nghĩa khi Ngài nói về đức hạnh của một người thánh thiện. Người ấy phải cảnh giác một cách rất cao độ, đến nỗi ngay cả một cử chỉ nhỏ, một động tác nhỏ cũng phải được thực hiện với sự tỉnh thức tuyệt đối.